Chiến lược (strategy)

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng bảng điểm cân bằng để quản lý thực hiện chiến lược tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 35 - 37)

6. Kết cấu luận văn

1.2.1.4. Chiến lược (strategy)

Khó mà định nghĩa được chiến lược, mỗi người, mỗi doanh nghiệp hiểu một nghĩa. Có người xem chiến lược là công cụ quản trị kế hoạch ở mức độ cao để dẫn dắt doanh nghiệp tới tương lai. Người khác lại xem chiến lược là những hành động chi

tiết, cụ thể mà bạn phải làm để đạt được tương lai như mong muốn. Người khác nữa thì lại xem chiến lược là những thực hành tốt nhất. Chính thế có rất nhiều khái niệm về chiến lược được đưa ra:

Theo James B.Quinn, thuộc trường đại học Darmouth thì “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính với nhau”.

Theo William J.Glueck, trong giáo trình Business Policy & Strtegic Management thì “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”.

Theo Alfred Chandler thuộc trường đại học Harvard thì: “Chiến lược bao gồm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Đây là khái niệm chiến lược phổ biến nhất hiện nay1

Những nguyên tắc chính của chiến lược:

- Hoạt động khác biệt: Chiến lược là những gì thuộc về lựa chọn một tập hợp các hoạt động khác với các đối thủ của bạn, theo đuổi thứ sẽ dẫn bạn tới một vị trí cao hơn và độc nhất trên thị trường2.

- Cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất: Chiến lược hiệu quả đòi hỏi sự cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất trong cạnh tranh. Chiến lược đề cập đến sự lựa chọn điều gì không được phép làm nhiều hơn là điều gì phải làm. Các tổ chức không thể cạnh tranh một cách hiệu quả bằng cách cố gắng “làm dâu trăm họ”. Toàn bộ tổ chức phải được định hướng tới điều bạn chọn làm và tạo ra giá trị từ vị trí chiến lược đó3.

- Tính liên tục: Những sự thay đổi cấu trúc lớn trong ngành có thể dẫn đến sự thay đổi trong các chiến lược, nhìn chung các chiến lược không được tái phát minh liên tục. Chiến lược nói rõ suy nghĩ của bạn về các vấn đề cơ bản, như là việc bạn sẽ đưa ra giá trị dành cho khách hàng như thế nào và hướng tới những khách hành nào? Định hướng này cần phải được làm rõ ràng đối với cả những thành phần bên trong

1 PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Anh: Quản trị Chiến lực, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

2 Michael E. Porter, “Chiến lược là gì’, Harvard business review (11-12/1996)

3 Paul R.Nivn, “Thẻ điểm cân bằng”, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009, người dịch Dương Thị Thu Hiền. trang 174.

(nhân viên) và bên ngoài (khách hàng). Các thay đổi có thể tạo ra những cơ hội mới, những cơ hội mới có thể được coi như chiến lược hiện tại.4

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng bảng điểm cân bằng để quản lý thực hiện chiến lược tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)