Viễn cảnh về quy trình nội bộ

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng bảng điểm cân bằng để quản lý thực hiện chiến lược tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 98 - 100)

6. Kết cấu luận văn

3.8.3.3. Viễn cảnh về quy trình nội bộ

Các tiêu chí về quy trình nội bộ như: Tỷ lệ sai sót tối đa khi cung cấp dịch vụ, tỷ lệ khách hàng phàn nàn, tỷ lê chậm trể so với thời gian trung bình cung cấp sản phẩm dịch vụ theo qui định về qui trình nghiệp vụ, tỷ lệ rủi ro tối đa liên quan đến tác nghiệp được qui định theo từng bộ phận theo qui trình nghiệp vụ liên quan.

Tuy nhiên, việc kiểm tra và thống kế các sai sót trong năm 2011 chưa được thục hiện. Đến năm 2012 Chi nhánh đã triển khai việc thống kê số vụ sai sót nhưng chưa đầy đủ, kết quả thống kê đến 30/11/2012 như sau: Bộ phận kinh doanh dịch vụ tỷ lệ sai sót là khoảng 4,5%/quý (Qui định về qui trình nghiệp vụ cho phép tỷ lệ sai sót tối đa là 4%.). Vietcombank Kiên Giang là một trong những Ngân hàng có số lượng khách hàng lớn nhất trên địa bàn, đặc biệt là khách hàng về dịch vụ. Trung bình 1 ngày, một giao dịch viên của khối dịch vụ Ngân hàng thực hiện khoảng 120 – 140 chứng từ, có những ngày cao điểm lên đến khoảng 200 chứng từ. Đây cũng là bộ phận xảy ra sai sót lớn nhất do áp lực về khách hàng và lượng chứng từ giao dịch quá nhiều. Ở các bộ phận khác, tỷ lệ sai sót ít hơn, như: Bộ phận thanh toán thẻ, tỷ lệ sai sót tối đa khoảng 1%/ Quý – bao gồm cả các sai sót liên quan đến tiền mặt tại máy ATM, sai sót

trong phát hành và thanh toán thẻ, bộ phận tín dụng, quản lý nợ tỷ lệ sai sót tối đa khoảng 0,3% …. Tuy có sai sót trong nghiệp vụ nhưng nhờ thái độ phục vụ khách hàng của giao dịch viên kết hợp với công nghệ thông tin phát hiện và xử lý kịp thời cho nên đã giảm đáng kế khách hàng phàn nàn.

Sau khi trao đổi với Ban Giám đốc Chi nhánh và trưởng các Phòng, tổ có liên quan, đánh giá chung cho rằng ở các chỉ tiêu này Chi nhánh chỉ đáp ứng được 75% kỳ vọng - xếp vào nhóm Khá. Trên cơ sở bảng điểm của Chi nhánh, các Phòng, bộ phận sẽ thiết lập bảng điểm riêng theo từng phòng, từng mảng nghiệp vụ. Trong các bảng điểm bộ phận đó sẽ nêu rõ những mục tiêu cụ thể về tỷ lệ sai sót tối đa khi cung cấp dịch vụ theo từng bộ phận. Khi đó, việc đánh giá chỉ tiêu này sẽ xác thực hơn.

Sau khi được nâng cấp, hệ thống máy tính và đường truyền nội bộ cũng như ứng dụng các phần mềm tiện ích đã hỗ trợ các bộ phận tác nghiệp xử lý các chương trình nhanh hơn, thời gian thực hiện giao dịch được rút ngắn. Bên cạnh đó, thao tác thực hiện của nhân viên được chuẩn hóa, sắp xếp hợp lý giữa các bộ phận nên cũng giảm được thời gian giao dịch đồng thời tăng được khả năng kiểm soát các giao dịch. Hơn nữa, Bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng của Vietcombank cũng nêu rõ yêu cầu đảm bảo thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ theo từng bộ phận. Đó cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại nhân viên hàng Quý. Do vậy, ở hầu hết các bộ phận đều đã thực hiện tốt chỉ tiêu này. Riêng bộ phận Dịch vụ ngân hàng, do lượng khách quá đông, có những nhân viên phải phụ trách nhiều mảng công việc, bị chi phối thời gian nên đôi lúc không đáp ứng đứng yêu cầu về thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Hoặc ở bộ phận tín dụng, có những trường hợp vướng mắc về thủ tục hành chính nên không đảm bảo thời gian giải ngân cho khách hàng….. Ở chỉ tiêu này, Ban Giám đốc thống nhất đánh giá mức độ hoàn thành là 80% - xếp vào nhóm Mạnh. Riêng tỷ lệ rủi ro tối đa liên quan đến tác nghiệp thì Chi nhánh thực hiện chưa tốt. Ở tất cả các bộ phận đều xảy ra các trường hợp rủi ro liên quan đến tác nghiệp (thừa thiếu tiền tại Quỹ, thừa thiếu tiền tại máy ATM, rủi ro từ các khoản vay, rủi ro trong thanh toán thẻ, rủi ro do hạch toán sai….). Đặc biệt, bộ phận thanh toán thẻ, tín dụng, Ngân quỹ là những bộ phận có tỷ lệ rủi ro liên quan đến tác nghiệp cao hơn so với mức tối đa theo qui định. Ở chỉ tiêu này, Ban Giám đốc thống nhất ý kiến đánh giá mức độ hoàn thành ở mức 50% - xếp vào nhóm Trung bình.

Khách hàng của Chi nhánh được thực hiện phân loại từng Quý theo từng nhóm liên quan đến từng mảng dịch vụ. Ví dụ: Khách hàng tiền gửi chia làm các phân đoạn: khách hàng VIP vàng (có số dư tiền gửi bình quân > 02 tỷ đồng), khách hàng VIP bạc (có số dư tiền gửi bình quân > 01 tỷ), khách hàng thường (có số dư < 01 tỷ đồng)… Khách hàng dịch vụ Thẻ phân loại theo hạng thẻ phát hành, Khách hàng tín dụng chia ra các phân đoạn khách hàng thể nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn…. Để việc quản lý và chăm sóc khách hàng phù hợp, trong từng phân đoạn khách hàng được chia thành nhiều nhóm nhỏ. Hiện nay, tất cả các bộ phận đều có các chương trình hỗ trợ để phân loại khách hàng, chấm điểm và xếp loại khách hàng. Trong năm 2012, 100% khách hàng được xếp hạng và phân loại. Việc phân loại khách hàng thường xuyên giúp cho Bộ phận chăm sóc khách hàng cập nhật những biến động về giao dịch của khách hàng đồng thời thực hiện các chương trình chăm sóc phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng. Trong năm 2012, Chi nhánh đã thực hiện nhiều chương trình nhằm duy trì và mở rộng các phân đoạn khách hàng, trong đó có chương trình Hội nghị khách hàng, chăm sóc khách hàng thường xuyên, thu hút khách hàng mới, hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng và khảo sát sự thỏa mãn của khách hàng…. Do vậy, các chỉ tiêu về thực hiện phân loại khách hàng, các chương trình chăm sóc đối với từng phân đoạn khách hàng được xếp vào nhóm Mạnh.

Trong năm 2012, Chi nhánh đã phát triển 03 gói sản phẩm mới trong đó 02 gói liên quan đến tín dụng (gói sản phẩm cho vay tài lộc và gói sản phẩm cho vay ô tô Trường Hải) 01 liên quan đến dịch vụ đó là dịch vụ chuyển tiền tín nghĩa và tích hợp thêm 02 tiện ích cho sản phẩm tiết kiệm truyền thống (khách hàng mở sổ tiết kiệm tại Vietcombank Kiên Giang được cung cấp luôn dịch vụ chứng minh tài chính cho con đi du học và thấu chi tài khoản tiền gửi ) và 03 tiện ích cho dịch vụ Internet Banking (nạp tiền vào tài khoản di dộng trả trước của khách hàng VCB - eTopup, gửi tiết kiệm online, dịch vụ thanh toán MobileBankplus trên điện thoại di động). Với nền tảng công nghệ hiện đại, việc tích hợp thêm các tiện ích trên các sản phẩm truyền thống và phát triển thêm các gói sản phẩm mới không phải là vấn đề khó khăn đối với Chi nhánh. Nhóm các chỉ tiêu này được xếp vào nhóm điểm mạnh.

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng bảng điểm cân bằng để quản lý thực hiện chiến lược tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)