Tầm nhìn (vision)

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng bảng điểm cân bằng để quản lý thực hiện chiến lược tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu luận văn

1.2.1.3. Tầm nhìn (vision)

- Tầm nhìn được mô tả dưới dạng các phát biểu. Phát biểu tầm nhìn là một bức tranh mà doanh nghiệp dự định cuối cùng phải đạt được trong một khoảng thời gian – khoảng thời gian đó có thể là 5, 10 hoặc 20 năm trong tương lai. Phát biểu này không được trừu tượng: nó phải chứa đựng một bức tranh cụ thể doanh nghiệp mong muốn và có thể đạt được và nó cũng cung cấp nền tảng để hình thành chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp.

Các yếu tố chủ yếu của phát biểu tầm nhìn bao gồm: phạm vi hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp mong muốn, doanh nghiệp xuất hiện như thế nào trước khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và cơ quan chức năng.

Mục đích của tầm nhìn: Ba mục đích quan trọng của tầm nhìn trong quá trình thay đổi; đó là:

Bằng cách làm rõ định hướng chung cho quá trình thay đổi, tầm nhìn đã đơn giản hóa hàng trăm, hàng ngàn các quyết định một cách chi tiết hơn.

Tầm nhìn thúc đẩy mọi người hành động theo định hướng đúng.

Kết hợp các hành động của mọi người một cách hiệu quả trên cơ sở các phát biểu tầm nhìn.

Yêu cầu của những phát biểu tầm nhìn:

Ngắn gọn, xúc tích: phát biểu tầm nhìn tốt nhất là phải thu hút được mọi người và không được làm người đọc chán. Thường thì tầm nhìn càng đơn giản, càng ngắn

gọn thì càng mạnh và thuyết phục. Nó được xem như một khẩu hiệu của doanh nghiệp cho tương lai.

Hấp dẫn, lôi cuốn: Tầm nhìn phải lôi cuốn mọi người có quyền lợi trong sự thành công của doanh nghiệp: Nhân viên, cổ đông, khách hàng, cộng đồng, v.v…

Nhất quán với sứ mạng (mission) và giá trị (value): Tầm nhìn là sự diễn dịch chi tiết hơn sứ mạng và giá trị của doanh nghiệp. Trong tầm nhìn bạn đang vẽ một bức tranh bằng lời về tương lai mà bạn mong muốn. Đạt được tương lai mong muốn này là bạn hoàn thành sứ mạng của bạn. Như vậy sứ mạng và tầm nhìn phải nhất quán với nhau.

Khả thi: Tầm nhìn không phải là những giấc mơ của nhà quản trị, nó phải có cơ sở thực tiễn vững chắc. Để đảm bảo điều này, nhà quản trị phải hiểu rõ công việc kinh doanh của mình, thị trường, đối thủ cạnh tranh.

Truyền cảm hứng: Những phát biểu tầm nhìn không chỉ hướng dẫn mà còn phải khơi dậy niềm đam mê của tất cả nhân viên. Để truyền cảm hứng, tầm nhìn đầu tiên phải dễ hiểu để mọi người có thể thực hiện theo nó.

Phát triển các phát biểu tầm nhìn: Có 2 phương pháp để phát triển tầm nhìn; đó là: Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn nhà quản trị là thành phần then chốt của phương pháp phỏng vấn để phát triển tầm nhìn. Mỗi nhà quản trị cấp cao được phỏng vấn riêng để thu thập phản hồi về định hướng tương lai của doanh nghiệp. Nên nhờ các chuyên gia tư vấn bên ngoài tiến hành phỏng vấn vì họ có kinh nghiệm và khả năng để đặt ra những câu hỏi sao cho thu thập đầy đủ thông tin cho việc phát triển tầm nhìn.

Phương pháp trở về tương lai: Phương pháp này có thể thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân riêng lẻ. Phương pháp được tiến hành bằng cách giành cho các cá nhân hoặc nhóm khoảng 15 phút để tưởng tượng về tương lai và hỏi họ các câu hỏi về hiện tại, đại loại: Cái gì đã xảy ra với doanh nghiệp của bạn? Bạn đang phục vụ thị trường cái gì? Bạn có khả năng nào nổi trội so với đối thủ cạnh tranh? Mục tiêu nào bạn đã đạt được? Những ý tưởng và câu trả lời được ghi nhận lại sẽ là vật liệu để phác họa tầm nhìn.

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng bảng điểm cân bằng để quản lý thực hiện chiến lược tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 34 - 35)