6. Kết cấu luận văn
4.2.2.2. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro
Với áp lực cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng, hoạt động kinh doanh ngân hàng càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn đòi hỏi hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank Kiên Giang nói riêng phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động, đặc biệt chú trọng đến quản trị rủi ro tín dụng. Hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng từ 70 - 80% trong danh mục tài sản có của các Ngân hàng. Để giảm thiểu rủi ro về tín dụng nói riêng và rủi ro về các mảng nghiệp vụ khác nói chung, Chi nhánh cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất: Phải thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chính sách quản trị rủi ro; đẩy mạnh áp dụng các công cụ đo lường,…
Thông thường các chính sách liên quan đến việc quản lý và qui trình nghiệp vụ áp dụng trong toàn hệ thống là do Hội sở chính ban hành. Tuy nhiên khi đưa vào áp dụng tại Chi nhánh cũng nên tính toán và phân tích các điều kiện kinh tế xã hộ trên địa bàn, tình hình thực tế tại Chi nhánh, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ, tín dụng, vốn, ngoại tệ, nhân lực,… Chỉ chấp nhận các loại rủi ro cho phép đối với từng nghiệp vụ sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các viễn cảnh luật pháp và kinh tế. Khi quyết định thực hiện các nghiệp vụ, cần phân chia phù hợp nguồn vốn của ngân hàng với mức độ rủi ro cho phép.
Thứ hai: Tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh tách bạch với bộ máy quản trị rủi ro.
Thứ ba: Thực hiện quy trình, quy chế hóa mọi hoạt động trong ngân hàng, thực hiện nguyên tắc phân tách chức năng ở mọi khâu trong ngân hàng để hạn chế rủi ro đặc biệt là những rủi ro liên quan đến qui trình, hoặc những tiêu cực trong nội bộ.
Thứ tư: Thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin. Chức năng này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa ngân hàng với các cơ quan quản lý mà còn phải thực hiện ngay trong nội bộ ngân hàng để tạo cơ chế kiểm soát lẫn nhau, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro hơn là việc đi xử lý các rủi ro.
Thứ năm: Bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ cần phải thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ của các bộ phận đặc biệt là bộ phận tín dụng thường xuyên theo định kỳ và đột xuất nhằm đảm bảo sự kiểm soát trong các qui trình;
nếu phát hiện thấy qui trình nào hoặc khâu nào chưa chặt chẽ thì phải thay đổi hoặc điều chỉnh kịp thời.
Thứ sáu: Khai thác và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, phát triển các dịch vụ hiện đại, đa dạng đi liền với việc đảm bảo sự an toàn tốt nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
Thứ bảy: Chú trọng công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và ý thức của từng CBCNV. Trên thực tế, Trên thực tế, trong những năm qua tại Chi nhánh đã xảy ra nhiều vụ thất thoát, rủi ro liên quan đến đạo đức của cán bộ ngân hàng. Nghiêm trọng nhất là trong năm 2010 tại Chi nhánh đã xảy ra vụ mất quỹ lên đến gần 2 tỷ đồng. Kết quả là chi nhánh bị giảm uy tín và nội bộ mất đoàn kết. Đó chính là những bài học thực tế cần phải được xem trọng và rút kinh nghiệm.