Viễn cảnh tài chính (Financial Perspective)

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng bảng điểm cân bằng để quản lý thực hiện chiến lược tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 37 - 38)

6. Kết cấu luận văn

1.2.2.1 Viễn cảnh tài chính (Financial Perspective)

Xây dựng Balanced Scorecard nên khuyến khích tổ chức kết hợp mục tiêu tài chính với chiến lược của tổ chức. Mục tiêu tài chính phục vụ như là trọng tâm cho mục tiêu và thước đo trong tất cả các viễn cảnh khác của Balanced Scorecard. Mỗi thước đo được chọn sẽ là một phần của mối quan hệ nhân quả mà đích cuối cùng là cải thiện kết quả tài chính. Scorecard sẽ kể một câu chuyện về chiến lược, bắt đầu bằng mục tiêu tài chính dài hạn, và sau đó thực hiện tuần tự các hành động như khách hàng, hoạt động nội bộ và cuối cùng là học hỏi, phát triển để đạt được thành quả kinh tế trong dài hạn.

Khi bắt đầu phát triển viễn cảnh tài chính của Balanced Scorecard, nhà quản trị tổ chức nên xác định thước đo tài chính chính xác cho chiến lược. Mục tiêu và thước đo tài chính phải đóng hai vai trò: Một là, xác định kết quả tài chính mong muốn từ chiến lược; hai là, phục vụ như là cái đích cuối cùng cho các mục tiêu và thước đo của các viễn cảnh khác của Balanced Scorecard.

Mục tiêu tài chính có thể khác nhau đáng kể trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sống tổ chức. Để đơn giản, chúng ta có thể chia chu kỳ sống tổ chức thành 3 giai đoạn:

- Tăng trưởng - Duy trì

4 Paul R.Nivn, “Thẻ điểm cân bằng”, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009, người dịch Dương Thị Thu Hiền. trang 175.

- Thu hoạch

Phương pháp đánh giá

Cứ mỗi giai đoạn tăng trưởng, duy trì và thu hoạch; chúng ta có 3 khuôn mẫu tài chính để định hướng thực hiện chiến lược kinh doanh:

Tăng doanh thu và cơ cấu doanh thu (Revenue growth and mix).

Giảm chi phí/ cải thiện năng suất (Cost reduction/ productivity improvement). Sử dụng tài sản/ chiến lược đầu tư (Asset utilization/ investment strategy).

Việc lựa chọn khuôn mẫu tài chính để định hướng thực hiện chiến lược kinh doanh trong mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh được thể hiện trong bảng 1.2 dưới đây:

Bảng 1.2: Khuôn mẫu tài chính trong mỗi giai đoạn chu kỳ kinh doanh Tăng doanh thu

và cơ cấu doanh thu

Giảm chi phí / Cải

thiện năng suất Sử dụng tài sản

T ăn g tr ư n g - Tỷ lệ tăng doanh số và thị phần trong khu vực, thị trường và khách hàng mong muốn - % doanh thu từ sản phẩm, dịch vụ, và khách hàng mới.

Doanh thu / nhân viên - % đầu tư / doanh số - % chi phí nghiên cứu, phát triển / doanh số D u y tr ì - Phần đóng góp của khách hàng mong muốn - % doanh thu từ những áp dụng mới

- Khả năng sinh lợi của sản phẩm, dịch vụ, khách hàng

- Chi phí so với đối thủ - Tỷ lệ cắt giảm chi phí - % chi phí gián tiếp/doanh số

- Tỷ số vốn hoạt động (chu kỳ tiền – tiền) - ROCE của các loại tài sản chủ yếu - Tỷ lệ sử dụng tài sản T h u h oạ ch

- Khả năng sinh lợi của sản phẩm, dịch vụ, khách hàng - % sản phẩm, khách hàng không sinh lợi

Chi phí đơn vị (cho mỗi đơn vị đầu ra, mỗi nghiệp vụ)

- Thời gian hoàn vốn

Nguồn: Robert S.Kaplan, David P.Norton The Balanced Scorecard, trang 52

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng bảng điểm cân bằng để quản lý thực hiện chiến lược tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)