Về Thực trạng dinh d−ỡng của vận động viên pencak silat

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 118 - 119)

- Đánh giá: theo chiều cao trung bình chung của vận động viên và chiều cao trung bình của VĐV theo giới.

kết quả nghiên cứu

4.3. Về Thực trạng dinh d−ỡng của vận động viên pencak silat

silat

Chế độ dinh d−ỡng đầy đủ và khoa học là rất quan trọng đối với mọi VĐV, trong đó có vận động viên pencak silat. Nhu cầu năng l−ợng của vận động viên silat nam từ 4500 - 5500kcal/24h; nữ từ 4000 - 5000kcal/24h [63]. Trong đó, tỷ lệ P : L : G = 15 : 30 : 55 là tỷ lệ th−ờng dùng trong giai đoạn luyện tập [63]. Thậm chí, có tác giả cho rằng, trong các môn võ, tỷ lệ này nên là 17/18 : 29 : 53/54 [35]

Do chỉ đ−ợc cấp 35.000đ/ngày [10] nên vận động viên pencak silat trong nghiên cứu có chế độ ăn còn ch−a đạt chuẩn về nhiều mặt. Tổng năng l−ợng mới chỉ đạt 3785,9kcal/24h, còn thiếu khá nhiều so với nhu cầu, đặc biệt là nam vận động viên. Tỷ lệ các chất dinh d−ỡng thì ng−ợc lại so với vận động viên đội tuyển quốc gia: thiếu protein khoảng 8% so với tỷ lệ chuẩn, thừa glucid, lipid nói chung đạt yêu cầu. Thức ăn nghèo nàn, không có hoa quả, không có thực phẩm chức năng, vì vậy l−ợng vitamin và chất khoáng còn thiếu nhiều so với nhu cầu. Nh− vậy, chế độ ăn của vận động viên tuyến 2 ch−a đáp ứng đủ nhu cầu dinh d−ỡng của vận động viên. Điều này ảnh h−ởng rất nhiều đến thành tích thi đấu trong giai đoạn hiện tại cũng nh− t−ơng lai của vận động viên.

Chúng ta đều biết, giai đoạn từ 13 tuổi đến 17 tuổi là giai đoạn phát triển rất nhanh về hình thể cũng nh− chức năng của các hệ cơ quan, bộ phận trong cơ thể nh− hệ cơ, hệ x−ơng, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp…Từ 18 tuổi trở lên, sự phát triển chậm dần và dừng hẳn. Giai đoạn từ 13 tuổi đến 17 tuổi là giai đoạn vận động viên chủ yếu tập luyện ở các đội tuyển tuyến 2. Giai đoạn này với chế độ dinh d−ỡng thiếu thốn và ch−a đầy đủ, ch−a khoa học làm cho sự phát triển của vận động viên pencak silat về hình thể cũng nh− chức năng bị giới hạn, gây ảnh

h−ởng rất lớn tới thể lực và thành tích thi đấu ở giai đoạn tr−ởng thành. Do đó, mặc dù, mới đây chế độ ăn của vận động viên đẳng cấp quốc gia đã đ−ợc tăng lên tới 120.000đ/ngày nh−ng thể lực vận động viên vẫn không cải thiện đ−ợc nhiều [77]. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh h−ởng tới thành tích thi đấu của pencak silat Việt Nam trên đấu tr−ờng thế giới .

Tuy nhiên, xét nghiệm protein máu cho thấy: hàm l−ợng protein máu của vận động viên đều trong giới hạn bình th−ờng. Đó là do quá trình chuyển hoá trong cơ thể đã có sự bù trừ nhằm đảm bảo sự hoạt động bình th−ờng của cơ thể. Quá trình này mặc dù đảm bảo đ−ợc phần nào hoạt động của cơ thể nh−ng nếu kéo dài sẽ không có lợi cho cơ thể do sự tích tụ bất th−ờng các sản phẩm trung gian của quá trình chuyển hoá. Kết quả là thể lực vận động viên cũng giảm sút.

Bảng 3.15 cũng cho thấy sự cải thiện nhất định hàm l−ợng protein trong máu vận động viên nhóm uống Phunamine. Hàm l−ợng protein máu sau nghiên cứu của nhóm uống Phunamine tăng hơn tr−ớc hơn 1g/l. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê với nhóm nam vận động viên. Trong khi đó, nhóm đối chứng hàm l−ợng protein máu thay đổi không đáng kể. Điều này có thể do thời gian nghiên cứu còn ngắn và cỡ mẫu còn nhỏ.

Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả đánh giá thực trình độ thể lực của vận động viên pencak silat trên đây. Chế độ dinh d−ỡng không đảm bảo làm hạn chế sự phát triển trình độ thể lực của vận động viên silat tuyến 2.

Nh− vậy kết quả nghiên cứu cho thấy: chế độ dinh d−ỡng cung cấp cho vận động viên pencak silat tuyến 2: ch−a đạt yêu cầu về số l−ợng và chất l−ợng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 118 - 119)