Thời gian luyện tập

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 98 - 103)

- Đánh giá: theo chiều cao trung bình chung của vận động viên và chiều cao trung bình của VĐV theo giới.

kết quả nghiên cứu

4.1.3. Thời gian luyện tập

Trong các nam vận động viên thì số vận động viên tham gia tập luyện trong vòng 1 năm chiếm tỷ lệ 32,3%; số vận động viên tập luyện từ 1 đến 2 năm

chiếm tỷ lệ 9,7%; số vận động viên tập luyện từ 2 đến 3 năm chiếm tỷ lệ 6,4%; số vận động viên có thời gian luyện tập trên 3 năm chiếm tỷ lệ 51,6%.

Trong 25 nữ vận động viên thì số vận động viên luyện tập d−ới 1 năm là 8 ng−ời, luyện tập d−ới 2 năm là 6 ng−ời, luyện tập d−ới 3 năm là 4 ng−ời, luyện tập từ 3 năm trở lên là 7 ng−ời.

So với thời gian tập luyện trong nghiên cứu về vận động viên pencak silat quốc gia ( 2 năm đến 6 năm ) thì sự chênh lệch về thời gian tập luyện của vận động viên trong nghiên cứu là lớn hơn.

Vận động viên có thời gian tập luyện cao nhất ở nam là 8 năm và đây cũng là vận động viên có tuổi cao nhất - 25 tuổi, ở nữ là 6 năm và đây cũng là những vận động viên có tuổi nhiều nhất - 22 tuổi. Điều này cho thấy, gần đây, việc tuyển chọn và đào tạo vận động viên pencak silat bắt đầu từ lứa tuổi sớm hơn, tức là từ 13 tuổi - 14 tuổi so với 16 - 17 tuổi ở giai đoạn đầu.

4.1.4. Chiều cao

Chiều cao có ý nghĩa khá lớn đối với thành tích thi đấu của vận động viên pencak silat. Nó góp phần tạo −u thế cho vận động viên của từng hạng cân [86].

Chiều cao tăng nhanh từ 15 - 18 tuổi cả ở hai giới, qua 18 tuổi, chiều cao tăng chậm và chỉ dao động nhẹ [1].

Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao trung bình của nam vận động viên là 169,32 ± 4,90 cm, của nữ là 160,28 ± 4,85 cm.

Chiều cao trung bình của nam vận động viên pencak silat d−ới 18 tuổi là 167,79 ± 4,72 cm, từ 18 tuổi trở lên là 170,59 ± 4,81cm. Chiều cao trung bình của nữ vận động viên pencak silat d−ới 18 tuổi là 161,09 ± 5,06 cm, từ 18 tuổi trở lên là 158,8 ± 4,36cm.

So với chiều cao trung bình của ng−ời Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (nam 163 cm, nữ 153cm ) và từ 15 - 17 (nam 155,5 - 162,7cm; nữ 151 - 152,8cm) [1], [88] thì chiều cao của vận động viên pencak silat là cao hơn (biểu đồ 4.1 và 4.2).

Điều này là do, các vận động viên pencak silat là những ng−ời đã đ−ợc tuyển chọn về chiều cao. Đặc biệt, chiều cao trung bình của nữ vận động viên lứa tuổi d−ới 18 thậm chí còn cao hơn lứa tuổi trên 18. Điều này chứng tỏ khâu tuyển chọn vận động viên đã ngày càng chú ý tới vấn đề chiều cao của vận động viên.

145150 150 155 160 165 170 175

≤14 tuổi ≤16 tuổi 17 tuổi ≥18 t

VĐV nam Ng−ời BT

Biểu đồ 4.1. Chiều cao của nam VĐV theo lứa tuổi

144146 146 148 150 152 154 156 158 160 162 164

≤14 tuổi ≤16 tuổi 17 tuổi ≥18 t

VĐV nữ Ng−ời BT

Biểu đồ 4.2. Chiều cao của nữ VĐV theo lứa tuổi

So với chiều cao trung bình của nam vận động viên pencak silat thuộc đội tuyển quốc gia lứa tuổi từ 16 - 18 trong nghiên cứu của Trần Kim Tuyến [86] là

167 cm đến 169cm, chiều cao trung bình của vận động viên tuyển 2 trong nghiên cứu là t−ơng đ−ơng.

4.1.5. Cân nặng

Cân nặng là một trong những yếu tố đánh giá trình độ thể lực. Do vậy, cân nặng đóng vai trò quan trọng trong thể thao, đặc biệt là trong môn pencak silat thi đấu đối kháng (tandinh), nơi mà vận động viên thi đấu theo hạng cân.

Trọng l−ợng cơ thể phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, chế độ dinh d−ỡng, ngoài ra còn liên quan tới môi tr−ờng sống. Đặc biệt, trọng l−ợng vận động viên phụ thuộc rất nhiều vào môn thể thao mà vận động viên đó luyện tập. Trọng l−ợng của cơ thể cho phép đánh giá mức độ phát triển của các mô trong cơ thể, đặc biệt là mô cơ. Trọng l−ợng cơ thể cũng phản ánh chế độ dinh d−ỡng cũng nh− l−ợng vận động của vận động viên có phù hợp hay không.

Cân nặng trung bình của nam vận động viên trong nghiên cứu là 61,71 ± 9,82 kg, của nữ vận động viên là 54,44 ± 7,91kg.

So với cân nặng trung bình ở nam thanh niên bình th−ờng là 52,60kg, và 44,87kg của nữ thanh niên bình th−ờng [88] thì trọng l−ợng của vận động viên pencak silat là cao hơn khá nhiều (biểu đồ 4.3 và 4.4).

0 10 20 30 40 50 60 70

≤14 tuổi ≤16 tuổi 17 tuổi ≥18 t

VĐV nam Ng−ời BT

0 10 20 30 40 50 60

≤14 tuổi ≤16 tuổi 17 tuổi ≥18 t

VĐV nữ Ng−ời BT

Biểu đồ 4.4. Cân nặng của VĐV nữ theo lứa tuổi

Cân nặng của nam lứa tuổi thanh thiếu niên tăng mạnh từ 15 - 18 tuổi, tăng chậm lại từ 18 - 21 tuổi và dao động nhẹ từ 21 - 24 tuổi. Cân nặng của nữ lứa tuổi thanh thiếu niên cũng tăng mạnh từ 15 - 18 tuổi. Đạt tối đa ở lứa tuổi 19 và dao động nhẹ từ 20 - 24 tuổi [1].

Nam vận động viên pencak silat d−ới 17 tuổi có cân nặng trung bình là 53,67kg, d−ới 18 tuổi là 61,8kg, d−ới 19 tuổi là 62,67kg, từ 19 tuổi trở lên là 69,38kg. Nữ vận động viên pencak silat d−ới 17 tuổi có cân nặng trung bình là 51,9kg, 17 và 18 tuổi đều có cân nặng trung bình là 52,33kg, từ 19 tuổi trở lên là 56,83kg.

Nh− vậy, cân nặng của vận động viên pencak silat mặc dù tăng lên theo lứa tuổi nh−ng tiếp tục tăng lên rõ ngay cả từ lứa tuổi trên 19.

So sánh với cân nặng của vận động viên pencak silat quốc gia lứa tuổi 16, 17, 18 trong nghiên cứu của Trần Kim Tuyến năm 2007 lần l−ợt là 57,14kg; 60,78kg, 62,42kg [91] hoặc trong ch−ơng trình mục tiêu quốc gia năm 2000 lần l−ợt là 58,6kg; 62,3kg; 63,9kg [89] thì cân nặng của vận động viên pencak silat tuyển 2 thấp hơn. Điều này có thể không những do trình độ thể lực, thời gian tập luyện của vận động viên đội tuyển quốc gia cao và đồng đều hơn so với đội tuyển cấp d−ới mà còn liên quan tới chế độ dinh d−ỡng. Chế độ dinh d−ỡng của vận

động viên đội tuyển quốc gia cao hơn đội tuyển cấp d−ới 25%. Đồng thời, có cán bộ chuyên sâu về dinh d−ỡng chăm sóc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)