Đặc điểm sinh lý của quá trình hồi phục

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 28 - 30)

Sau khi kết thúc bài tập luyện, diễn ra những biến đổi ng−ợc trở lại trong hoạt động của các hệ thống chức năng so với các biến đổi đã xảy ra để đảm bảo cho việc thực hiện bài tập này. Tập hợp tất cả những biến đổi hoạt động trong giai đoạn này đ−ợc thể hiện bằng khái niệm sự hồi phục [17]. Trạng thái cơ thể khi các quá trình hồi phục còn đang diễn ra đ−ợc gọi là trạng thái hồi phục. Các quá trình sinh lý đảm bảo hồi phục những biến đổi chức năng của cơ thể gọi là những quá trình hồi phục. Thời gian diễn ra sự hồi phục đ−ợc gọi là giai đoạn

hồi phục. Thời gian của giai đoạn hồi phục phụ thuộc vào tính chất và mức độ

của sự mệt mỏi, trạng thái của cơ thể, các đặc điểm của hệ thống thần kinh và điều kiện môi tr−ờng. Sự hồi phục diễn ra với các thời hạn khác nhau, từ một vài phút đến một vài ngày. Sự hồi phục diễn ra càng nhanh thì sự thích nghi của cơ thể với bài tập sau đó càng tốt hơn với l−ợng vận động lớn hơn và thực hiện bài tập đạt kết quả cao hơn.

Trong trạng thái hồi phục, cơ thể có những hoạt động sau: - Đào thải các sản phẩm độc hại sinh ra trong quá trình vận động.

- Phục hồi dự trữ các vật chất cấu trúc, năng l−ợng và các enzym tiêu hao trong quá trình vận động.

Quá trình hồi phục các chức năng của cơ thể sau hoạt động thể lực xảy ra theo một số đặc điểm chung:

- Quá trình hồi phục của từng chức năng cũng nh− khả năng hoạt động thể lực nói chung xảy ra theo hình làn sóng và không đều.

- Các chức năng khác nhau, các chỉ số sinh lý khác nhau hồi phục với tốc độ khác nhau (hồi phục không đồng bộ).

- Tốc độ hồi phục của phần lớn các chỉ tiêu sinh lý tỷ lệ thuận với công suất hoạt động. Công suất hoạt động càng lớn thì tốc độ hồi phục càng nhanh. Điều này có nghĩa: thời gian hoạt động tối đa càng ngắn thì giai đoạn hồi phục cũng càng ngắn.

- Khả năng hoạt động thể lực và nhiều chức năng liên quan với khả năng hoạt động thể lực sau hoạt động với c−ờng độ lớn không chỉ hồi phục đến mức tr−ớc vận động mà còn v−ợt quá mức đó, tạo ra sự hồi phục v−ợt mức.

Trạng thái hồi phục của cơ thể sau hoạt động thể lực có thể chia làm bốn giai đoạn [21]:

- Hồi phục nhanh. - Hồi phục chậm. - Hồi phục v−ợt mức. - Hồi phục muộn.

Các giai đoạn hồi phục kể trên cũng nh− thời gian và tính chất của mỗi giai đoạn có thể biến động rất khác nhau tuỳ theo từng chức năng, tính chất vận động và trình độ tập luyện của từng ng−ời.

Tăng khối l−ợng và c−ờng độ các bài tập là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực vận động của vận động viên. Tuy nhiên sự tăng đột ngột khối l−ợng và c−ờng độ các bài tập luyện dẫn đến căng thẳng tr−ờng diễn hệ thống vận động, các biến đổi hình thái, chức năng trong các cơ quan và các tổ chức mô, xuất hiện chấn th−ơng và bệnh tật. Vì vậy, vấn đề hồi phục có vai trò quan trọng nh− chính sự luyện tập, bởi vì không thể nâng cao thành tích thi đấu chỉ nhờ khối l−ợng và c−ờng độ bài tập. Có nhiều ph−ơng pháp hồi phục sức khoẻ cho vận động viên nh− ph−ơng pháp s− phạm, ph−ơng pháp tâm lý, ph−ơng pháp y sinh [61]. Trong đó việc dùng thuốc và thực phẩm chức năng là một trong những ph−ơng pháp y sinh đang đ−ợc khá nhiều vận động viên các n−ớc sử dụng .

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 28 - 30)