Thể lực của vận động viên pencak silat tuyến

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 116 - 118)

- Đánh giá: theo chiều cao trung bình chung của vận động viên và chiều cao trung bình của VĐV theo giới.

kết quả nghiên cứu

4.2.5. Thể lực của vận động viên pencak silat tuyến

Kết quả đánh giá cho thấy thể lực nói chung của vận động viên silat tuyến 2 so với ng−ời Việt Nam bình th−ờng nói chung là tốt hơn. Rõ nhất là tố chất sức mạnh, sức nhanh và khéo léo. Với tố chất sức bền thì sự khác biệt còn ch−a rõ rệt.

Các chỉ tiêu nghiên cứu cũng cho thấy: các kết quả về nhân trắc của vận động viên hơn hẳn ng−ời bình th−ờng, các chỉ tiêu về chuyên môn đạt kết quả t−ơng đối tốt. Nh−ng các kết quả kiểm tra y sinh học của vận động viên không cho thấy sự v−ợt trội t−ơng ứng. Điều này có thể do việc tuyển chọn vận động viên vào tuyến d−ới chủ yếu dựa vào các số đo nhân trắc và một số test đánh giá chuyên môn mà ch−a chú ý đến việc kiểm tra đánh giá các chỉ số y sinh cho vận động viên. Đồng thời, kết quả này cũng cho thấy chế độ dinh d−ỡng của vận động viên còn ch−a đ−ợc quan tâm đầy đủ, ảnh h−ởng đến cấu tạo và hoạt động chức năng của một số cơ quan, rõ nhất là hệ máu. Chính những điều này làm ảnh h−ởng đến quá trình đào tạo và kết quả thi đấu của vận động viên Việt Nam.

So sánh với thể lực của vận động viên tuyến 1 (đội tuyển quốc gia) thì thể lực của vận động viên trong nghiên cứu còn thua kém. Điều này là phù hợp vì những vận động viên giỏi của tuyến 2 (đội tuyển cấp thành phố, tỉnh, ngành) mới đ−ợc tập trung lên tuyến 1. Đồng thời, việc tuyển chọn vận động viên tuyến 1 cũng đ−ợc tổ chức một cách đầy đủ và khoa học hơn.

Đặc biệt, nếu so sánh với thể lực của vận động viên châu Âu nói chung thì thể lực vận động viên silat còn kém nhiều. Điều này đặt ra vấn đề trong việc

tuyển chọn, huấn luyện và dinh d−ỡng cho vận động viên sớm ngay từ lứa tuổi nhỏ. Khi đó chúng ta mới có thể có những vận động viên có thể lực tốt có thể thi đấu tại đấu tr−ờng thế giới.

Pencak silat là một môn vận động tổng hợp đòi hỏi sự kết hợp của cả 4 tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và độ khéo léo. Vì vậy, vận động viên pencak silat cần phải có và đ−ợc phát triển đầy đủ 4 tố chất thể lực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy: theo tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao [89], thể lực của vận động viên pencak silat tuyến 2 đ−ợc đánh giá chung nh− sau:

- Tố chất sức nhanh, tố chất sức mạnh, tố chất khéo léo đạt xấp xỉ mức trung bình (từ 4 - 5 điểm).

- Tố chất sức bền còn ch−a đạt mức trung bình (từ 3 - 4điểm).

So sánh với một số môn võ khác nh− teakwondo, karate-do, judo thì trình độ thể lực của vận động viên silat tuyển 2 là t−ơng đ−ơng mức 3 - 4 điểm với tố chất sức bền và 4 -5 điểm với 3 tố chất còn lại.

So với một số môn thể thao khác cũng đòi hỏi sự kết hợp của 4 tố chất thể lực nh− bóng đá, điền kinh thì tố chất sức bền và hàm l−ợng testosteron của vận động viên silat còn thua kém, mới chỉ đạt ở mức 2.5 - 3 điểm; tố chất sức nhanh và khéo léo đạt t−ơng đ−ơng mức 4 - 5 điểm (theo theo tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao [89]). Điều này có thể do trong quá trình tuyển chọn, huấn luyện và yêu cầu thi đấu, các huấn luyện viên đã chú trọng hơn tới các tố chất này.

Vì vậy, trong quá trình tuyển chọn vận động viên cần phải chú trọng hơn nữa tới tố chất sức bền nhất là các xét nghiệm và các test y sinh học. Đồng thời, cần có kế hoạch xây dựng chế độ tập luyện và dinh d−ỡng hợp lý trong quá trình đào tạo vận động viên pencak silat tuyến 2 giúp tăng c−ờng hơn nữa cả 4 tố chất

thể lực đặc biệt là tố chất sức bền và hàm l−ợng testosteron tạo nền tảng thể lực tốt cho vận động viên đội tuyển quốc gia.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 116 - 118)