Về Trình độ thể lực của vận động viên pencak silat 1 Tố chất sức mạnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 103 - 116)

- Đánh giá: theo chiều cao trung bình chung của vận động viên và chiều cao trung bình của VĐV theo giới.

kết quả nghiên cứu

4.2. Về Trình độ thể lực của vận động viên pencak silat 1 Tố chất sức mạnh

4.2.1. Tố chất sức mạnh

Chỉ số hình thể

Một trong những yếu tố quyết định sức mạnh của vận động viên chính là độ dày của cơ. Vì vậy, để đánh giá sức mạnh của cơ, ng−ời ta sử dụng các số đo và chỉ số về hình thể.

Một trong những chỉ số hình thể dùng để đánh giá sức mạnh là chỉ số QVC. Tr−ớc đây, các nghiên cứu th−ờng sử dụng các chỉ số nh− chỉ số Pignet, chỉ số Ketle, chỉ số Broca, chỉ số Quetelet…để đánh giá sức mạnh. Tuy nhiên, chỉ số QVC gần đây đ−ợc sử dụng nhiều hơn do chỉ số này có liên quan nhiều đến các số đo về khối cơ. Chỉ số quay vòng cao (QVC) đ−ợc tính bằng công thức: QVC = chiều cao – [vòng ngực hít vào tối đa + vòng đùi phải + vòng cánh tay co]

Chỉ số QVC trung bình của nam vận động viên pencak silat là - 0,85 ± 12,25; của nữ là -5,04 ± 11,33.

Chỉ số QVC cao nhất là 18,5; thấp nhất là - 36.

Vận động viên loại cực khoẻ là 23 (12 nam, 11 nữ), chiếm tỷ lệ 41%; loại rất khoẻ là 9 (4 nam, 5 nữ), chiếm tỷ lệ 16%, loại khoẻ là 12 (nam 6, nữ 6), chiếm tỷ lệ 22%, loại trung bình là 9 (6 nam, 3 nữ), chiếm tỷ lệ 16%; loại yếu là 3 (nam 3), chiếm tỷ lệ 5%.

Nh− vậy, chỉ số QVC trung bình của nam vận động viên pencak silat nằm trong giới hạn rất khoẻ; còn nữ trong giới hạn cực mạnh. Tuy nhiên các chỉ số có sự chênh lệch đáng kể giữa các vận động viên, tới 44,5 điểm.

Đa số vận động viên là cực mạnh, chiếm tới 41%; khoẻ và rất khoẻ là 38%; loại trung bình 22%. Tuy nhiên, nếu theo chỉ số này thì có tới 3 vận động viên thuộc loại yếu. Mặc dù vậy, trong thực tế quan sát thì thể lực của những vận động viên này không hề thua kém các vận động viên khác. Điều này có thể do 3 vận động viên đó vừa kết thúc quá trình giảm cân để thi đấu.

Nh− vậy, mặc dù chỉ số QVC có giá trị cao để đánh giá sức mạnh của vận động viên, song nó chỉ có giá trị t−ơng đối trong những môn thể thao có thi đấu theo hạng cân.

Lực bóp tay thuận và chỉ số lực bóp tay thuận

Lực bóp tay phản ánh mức độ phát triển của cơ bắp và trạng thái chức năng tức thời của hệ thần kinh cơ. Vì vậy, lực bóp tay thuận và chỉ số lực bóp tay thuận cho phép đánh giá t−ơng đối chính xác sức mạnh của vận động viên.

Chỉ số lực bóp tay thuận của nam nằm trong giới hạn 65 - 80%, của nữ 48 - 50%.

Nam vận động viên pencak silat có lực bóp tay thuận trung bình là 47,53 ± 6,19kg; nữ 32,93 ± 3.80kg.

Chỉ số lực bóp tay trung bình của nam vận động viên pencak silat trong nghiên cứu là 78,1 ± 11,2%, nữ là 61,2 ± 7,9%.

So với trị số bình th−ờng thì chỉ số lực bóp tay thuận của nam vận động viên pencak silat nằm ở giới hạn cao, còn đối với nữ vận động viên thì chỉ số này còn v−ợt trên mức bình th−ờng.

Còn so với lực bóp tay thuận trung bình của nam vận động viên bóng đá là 44,18 thì thì lực bóp tay của vận động viên pencak silat trong nghiên cứu là t−ơng đ−ơng. Điều này có thể do bóng đá cũng là môn thể thao kết hợp sử dụng toàn bộ các bộ phận của cơ thể [89] nh− pencak silat.

Hàm l−ợng testosteron máu

Testosteron là hormon có nhiều tác dụng đối với cơ thể nh−: tăng chuyển hoá protein ở cơ, làm phát triển khối cơ bắp, tăng sức mạnh của cơ; tăng chuyển hoá cơ sở [25]...Vì vậy, l−ợng testosteron cao trong máu là một trong những yêú tố quyết định sức mạnh của vận động viên.

Hàm l−ợng testosteron ở nam giới bình th−ờng từ 10 - 28nmol/l; nữ từ 0,7 - 2,8nmol/l [58], Tối đa không quá 40 và 3,5nmol/l. Testosteron có tính đặc thù cá thể [91].

Hàm l−ợng testosteron trung bình của nam vận động viên pencak silat trong nghiên cứu là 13,1 ± 3,04nmol/l; nữ là 1,76 ± 0,6 nmol/l. Nh− vậy, hàm l−ợng testosteron của vận động viên pencak silat nằm ở khoảng trung bình thấp ở nam và trung bình ở nữ.

So với hàm l−ợng testosteron trong máu của nam vận động viên pencak silat quốc gia lứa tuổi 16 - 18 tuổi (15.1 - 16.5 nmol/l) hoặc lứa tuổi 19 - 27 (23,83 nmol/l) thì hàm l−ợng testosteron của vận động viên trong nghiên cứu cũng thấp hơn.

Tr−ớc 12 tuổi, hàm l−ợng testosteron trong máu nam và nữ nh− nhau [102]. Từ 13 tuổi trở đi, hàm l−ợng testosteron mới có sự khác biệt ở nam và nữ.

Trong nghiên cứu, vận động viên có nhiều độ tuổi, trong đó có một số vận động viên mới 13 - 15 tuổi, lứa tuổi mà tuyến sinh dục phát triển ch−a hoàn thiện, hàm l−ợng testosteron ch−a cao. Đồng thời, vận động viên trong nghiên cứu là vận động viên tuyến 2 nên thể lực nói chung, trong đó có hàm l−ợng testosteron thua kém vận động viên đội tuyển quốc gia là điều tất yếu.

Mặc dù testostron th−ờng đ−ợc đề cập trong tác dụng tăng c−ờng sức mạnh. Nh−ng thực ra, testosteron có rất nhiều tác dụng đối với vận động viên nh−

tăng hoạt động của tất cả tế bào, tăng số l−ợng hồng cầu, tăng tích luỹ glycogen trong cơ bắp…Vì vậy, nồng độ testosteron cao còn ảnh h−ởng quan trọng tới tố chất sức bền, sức nhanh.

4.2.2. Tố chất sức nhanh

Thời gian phản xạ đơn

Tố chất sức nhanh là tổng hợp của cả ba yếu tố: thời gian phản ứng, thời gian của động tác đơn lẻ và tần số hoạt động. Yếu tố quyết định sức nhanh là độ linh hoạt của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ [28].

Thời gian phản xạ đơn là thời gian phản ứng đối với một tín hiệu kích thích nhằm đánh giá độ linh hoạt của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Vì vậy, thời gian phản xạ đơn là một trong những yếu tố đánh giá sức nhanh của vận động viên.

Thời gian phản xạ đơn trung bình theo thang chuẩn của Bôicô nằm trong khoảng 180 - 200 ms [94].

Thời gian phản xạ đơn trung bình của nam vận động viên pencak silat trong nghiên cứu là 174,91 ± 15,59ms; của nữ là 177,23 ± 17,54ms. Nh− vậy, thời gian phản xạ đơn trung bình của cả nam và nữ vận động viên pencak silat đều trên mức trung bình. Cá biệt có những vận động viên có thời gian phản xạ đơn rất ngắn. Đó là vận động viên Nguyễn Thế Hiển: 151,8ms và vận động viên Nguyễn Thị Kim: 145,5 ms.

So sánh với thời gian phản xạ đơn trung bình của nam vận động viên pencak silat đội tuyển quốc gia (185,93 ms ở nam; và 187,36 ms ở nữ [89]) thì thời gian phản xạ đơn của vận động viên trong nghiên cứu là tốt hơn.

Tốc độ đá vòng cầu

Tốc độ đá vòng cầu của vận động viên pencak silat trong thời gian một phút phản ánh tần số của hoạt động. Do đó, tốc độ đá vòng cầu cho phép đánh giá sức nhanh của vận động viên.

Tốc độ đá vòng cầu trung bình của nam vận động viên trong nghiên cứu là 105,9 ± 19,17 l/min; của nữ là 96,88 ± 17,65l/min. Tốc độ đá tăng dần theo thời gian luyện tập. Những vận động viên có thời gian luyện tập từ 48 tháng trở lên có tốc độ đá nhanh nhất: nam 120,38l/min; nữ 114l/min.

So sánh với tốc độ đá vòng cầu trung bình của đội tuyển quốc gia pencak silat (124 ± 3,63 l/min của nam; 100 ± 2,96 l/min của nữ) thì tốc độ đá trung bình của vận động viên trong nghiên cứu thấp hơn. Rõ nhất là ở nam vận động viên, kém tới 14l/min.

Đá vòng cầu là một động tác chuyên môn. Vì vậy, tốc độ đá không chỉ phụ thuộc vào độ linh hoạt của quá trình thần kinh cơ mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nh− thời gian tập luyện, đẳng cấp của vận động viên... Trong nghiên cứu, các vận động viên trong đội tuyển cấp d−ới, có thời gian luyện tập khác nhau, đẳng cấp khác nhau nên tốc độ đá thua kém là phù hợp.

Tuy nhiên, nếu so sánh với tốc độ đá của những vận động viên có thời gian tập trên 48 tháng (t−ơng đ−ơng đội tuyển quốc gia) thì tốc độ đá của vận động nam là gần t−ơng đ−ơng, của nữ thậm chí tốt hơn. Điều này, chứng tỏ vận động viên đội tuyển quốc gia đ−ợc lựa chọn tốt và khá đồng đều.

Thời gian chạy 20m xuất phát cao

Thời gian chạy 20m xuất phát cao là một trong những chỉ tiêu th−ờng đ−ợc sử dụng để đánh giá sức nhanh của vận động viên trong môn pencak silat.

Thời gian chạy 20m trung bình của nam vận động viên là 3,14 ± 0,10s, của nữ là 3,40 ± 0,17s. So với thời gian chạy trung bình của vận động viên đội tuyển pencak silat quốc gia là 3,06s ở nam và 3,32 ở nữ [89] thì thời gian chạy của nam và nữ vận động viên trong nghiên cứu dài hơn. Nếu tính theo thang điểm của Uỷ ban thể dục thể thao Việt Nam, thì thời gian chạy 20m xuất phát cao của nam và nữ vận động viên trong nghiên cứu này mới đạt hơn 4 điểm.

4.2.3. Tố chất sức bền

Sức bền trong thể thao là khả năng thực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn thân hoàn toàn hoặc chủ yếu mang tính −a khí. Do đó, sức bền liên quan chặt chẽ tới khả năng hấp thu oxy tối đa và chức năng của các hệ cơ quan tham gia vào quá trình hấp thu oxy của cơ thể.

Khả năng hấp thu oxy tối đa - VO2max

Sức bền của vận động viên - VO2max phụ thuộc rất lớn vào khả năng hấp thu oxy tối đa của cơ thể. Vì vậy, chỉ số VO2max là chỉ số rất quan trọng trong việc đánh sức bền của vận động viên. Khả năng hấp thu oxy tối đa càng cao thì sức bền của vận động viên càng tốt.

Khả năng hấp thu oxy tối đa t−ơng đối trung bình của nam vận động viên trong nghiên cứu là 49,43 ± 8,41 ml/kg/min; của nữ là 43,77 ± 6,37 ml/kg/min.

So sánh với VO2max t−ơng đối của nam vận động silat quốc gia lứa tuổi 16 - 18 (48,5 - 50,6 ml/kg/min [91]) thì VO2max của vận động viên trong nghiên cứu là t−ơng đối tốt.

So với VO2max t−ơng đối của vận động viên môn võ khác nh− Judo là 43,93 ml/kg/min [89] thì VO2max của vận động viên pencak silat là cao hơn.

VO2max của vận động viên pencak silat thấp hơn VO2max của sinh viên chuyên sâu bơi lặn Tr−ờng Đại học Thể dục thể thao Bắc ninh [83]. Điều này có thể do các sinh viên chuyên sâu bơi lặn có hệ hô hấp tốt hơn do đ−ợc tập luyện nhiều trong quá trình bơi lặn.

Chỉ số hô hấp

Hệ hô hấp là hệ tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình vận chuyển oxy. Vì vậy, xác định dung tích sống - VC, dung tích sống gắng sức - FVC và thông khí phút tối đa - MVV giúp chúng ta đánh giá đ−ợc một phần tố chất sức bền của vận động viên.

Dung tích sống của ng−ời tr−ởng thành theo I.H. Green trung bình là 4,5l với nam và 3,5l với nữ [27]. Tuy nhiên, theo Đặng Văn Ph−ớc, dung tích sống của ng−ời Việt Nam bình th−ờng từ 3,28l - 4,1l ở nam; 2,32l - 2,9l ở nữ; dung tích sống gắng sức từ 3,6l - 4,5l với nam và 2,8l - 3,5l với nữ [58].

Dung tích sống trung bình của nam vận động viên trong nghiên cứu là 3,15 ± 0,74l. Trong đó: dung tích sống của vận động viên nam từ 14 tuổi trở xuống là 2,22l; 15 - 16 tuổi là 2,6l; 17 tuổi là 3,36; 18 tuổi trở lên là 3,41l.

Dung tích sống trung bình của nữ là 2,41 ± 0,48l. Trong đó: dung tích sống trung bình của vận động viên nữ từ 14 tuổi trở xuống là 1,88l; 15 tuổi là 2,17l; 16 tuổi là 2,88l; 17 tuổi là 2,67l; từ 18 tuổi trở lên là 2,39l.

Dung tích sống cao nhất là 4,33l ở nam và 3,37l ở nữ. Dung tích sống thấp nhất là 2,1l ở nam và 1,6l ở nữ.

So sánh với dung tích sống của ng−ời bình th−ờng thì dung tích sống của nam và nữ vận động viên pencak silat nằm trong giới hạn bình th−ờng. Dung tích sống của ng−ời bình th−ờng tăng dần theo lứa tuổi, đạt tối đa khoảng 20 tuổi. Trong nghiên cứu, dung tích sống của nam vận động viên cũng tăng dần theo lứa tuổi. Nh−ng, dung tích sống của nữ ở lứa tuổi 16 - 17 là cao nhất. Dung tích sống của vận động viên lứa tuổi 18 trở lên lại thấp hơn. Điều này có thể do khâu tuyển chọn và đào tạo vận động viên ngày càng đ−ợc tiến hành sớm hơn và tốt hơn đã giúp cho hệ hô hấp của vận động viên phát triển hoàn thiện hơn.

Nếu so sánh với dung tích sống trung bình của vận động viên quốc gia một số môn thể thao khác nh− bóng đá 16 tuổi (3,8l) [89]; bóng đá 17tuổi (3,9l)

[54]; bơi (3,9 l ở nam; 3,3l ở nữ) [89] thì dung tích sống của vận động viên pencak silat tuyển 2 còn thấp.

Dung tích sống gắng sức trung bình của nam vận động viên pencak silat trong nghiên cứu là 3,67 ± 0,71l; của nữ là 2,85 ± 0,38l. So với dung tích sống gắng sức của ng−ời tr−ởng thành thì dung tích sống gắng sức của nam và nữ vận động viên đều nằm trong giới hạn bình th−ờng.

Dung tích sống gắng sức của nam vận động viên pencak silat cũng tăng dần theo lứa tuổi. Cao nhất là lứa tuổi trên 18.

Dung tích sống gắng sức của nữ vận động viên cao nhất ở lứa tuổi 16-17. Lứa tuổi trên 18 thì dung tích sống gắng sức (FVC) có giảm nh−ng không giảm nhiều nh− dung tích sống (VC). Kết quả này cũng cho thấy sự mạnh yếu các cơ hô hấp của vận động viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp.

Dung tích sống, dung tích sống gắng sức tăng dần theo lứa tuổi. Trong nghiên cứu, các chỉ số cũng cho thấy điều này. Riêng các chỉ số của vận động viên nữ từ 18 tuổi trở lên lại thấp hơn lứa tuổi 17. Điều này có thể do việc tuyển chọn và đào tạo vận động viên nữ silat gần đây bắt đầu từ lứa tuổi sớm hơn nên hệ hô hấp có sự chuyển biến tốt hơn ngay từ lứa tuổi nhỏ. Đồng thời, cỡ mẫu của nghiên cứu không lớn, đối t−ợng nghiên cứu là các vận động viên đ−ợc tuyển chọn qua nhiều lần khác nhau.

So sánh với chỉ số của ng−ời Việt Nam bình th−ờng (70 - 100l/min) thì thể tích thông khí tối đa của vận động viên là tốt, đặc biệt là vận động viên nữ. Kết quả này là do các vận động viên pencak silat đ−ợc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày nên hệ hô hấp phát triển hơn ng−ời bình th−ờng. Nh−ng nếu so với chỉ số của ng−ời tr−ởng thành Châu Âu thì thể tích thông khí tối đa của vận động viên chỉ nằm trong giới hạn trung bình thấp.

Hồng cầu là tế bào máu có chức năng vận chuyển oxy từ phổi tới cung cấp cho mô, nên có vai trò rất quan trọng dối với sức bền của vận động viên. Số l−ợng hồng cầu, hàm l−ợng hemoglobin trong máu càng cao thì sức bền của vận động viên càng tốt.

Số l−ợng hồng cầu của nam giới Việt Nam bình th−ờng là 4,2triệu/mm3, của nữ là 3,8triệu/mm3 [58]. Số l−ợng hồng cầu trung bình trong máu vận động viên pencak silat nam là 4,41 ± 0,31triệu/mm3; vận động viên nữ là 4,05 ± 0,23triệu/mm3. Nh− vậy, số l−ợng hồng cầu của các vận động viên cao hơn ng−ời bình th−ờng. Đây cũng là điều th−ờng gặp ở các vận động viên do tác dụng của luyện tập thể thao. Tuy nhiên, nếu so sánh với số l−ợng hồng cầu của vận động viên silat đội tuyển quốc gia (nam 5,16triệu/mm3; nữ 4,68triệu/mm3) [89] hoặc số l−ợng hồng cầu của các vận động viên quốc gia một số môn võ khác thì còn kém một bậc.

Hàm l−ợng hemoglobin của nam giới Việt Nam bình th−ờng từ 12,5g/l trở lên; của nữ từ 11,5g/l trở lên [58]. Hàm l−ợng Hb càng cao thì khả năng vận chuyển oxy càng tốt. Hàm l−ợng Hb của nam vận động viên silat là 12,56 ± 0,73 g/l; của nữ là 11,74 ± 0,68g/l. So sánh với Hb của ng−ời bình th−ờng thì nằm trong giới hạn nh−ng còn ở mức thấp hơn. Điều này cho thấy chất l−ợng hồng cầu ch−a đạt yêu cầu mặc dù số l−ợng hồng cầu là khá cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 103 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)