1.4.1. Trạng thái mệt mỏi
Hoạt động thể lực, ngay cả trong những điều kiện tốt nhất, cũng không thể kéo dài mãi. Dần dần, trong cơ thể sẽ xuất hiện một trạng thái đặc biệt gọi là mệt mỏi. Mệt mỏi là trạng thái sinh lý của cơ thể đ−ợc thể hiện bởi những biến đổi đặc biệt xảy ra trong các cơ quan, hệ cơ quan làm giảm sút tạm thời khả năng hoạt động [17], [21]. Mệt mỏi xuất hiện trong hoạt động là hậu quả của hoạt động và mất đi sau khi nghỉ ngơi.
Nguyên nhân của mệt mỏi rất khác nhau phụ thuộc vào tính chất, công suất của hoạt động thể lực và mức độ tham gia của các cơ quan và hệ cơ quan vào
mỗi loại hoạt động thể lực. Có ba nhóm hệ cơ quan liên quan nhiều nhất đến mệt mỏi là:
- Nhóm hệ cơ quan điều khiển: hệ thần kinh trung −ơng, hệ thần kinh dinh d−ỡng và hệ nội tiết - thể dịch.
- Nhóm hệ cơ quan đảm bảo dinh d−ỡng cho hoạt động thể lực: hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ máu.
- Nhóm hệ vận động: bộ máy thần kinh - cơ ngoại biên.
Cơ chế gây mệt mỏi trong hoạt động thể lực đ−ợc giải thích bằng bốn cơ chế cơ bản:
- Mệt mỏi do trung tâm thần kinh.
- Mệt mỏi do nhiễm độc các sản phẩm chuyển hoá. - Mệt mỏi do thiếu oxy trong vận động.
- Mệt mỏi do cạn dự trữ năng l−ợng.
Các nghiên cứu cho thấy: hiện t−ợng mệt cơ tăng tỷ lệ thuận với mức độ giảm glycogen cơ. Mệt cơ là do những biến đổi trong cơ gây ra bởi thiếu oxy và bởi sự tích luỹ các chất chuyển hoá trong cơ. Tuần hoàn máu có thể chống lại những biến đổi này nh−ng sự l−u thông của máu trong lúc cơ đang co có thể bị giảm vì khi cơ co sức căng của cơ tăng lên đè vào các mạch máu. Đồng thời, sự dẫn truyền các tín hiệu thần kinh qua các nối thần kinh - cơ có thể bị giảm sau những hoạt động cơ kéo dài, do đó làm giảm hơn nữa khả năng co cơ [theo sinh lý học tập 2, NXB Y học, 2005, tr. 179].
Mệt mỏi trong hoạt động thể lực phát triển theo hai giai đoạn: mệt mỏi có thể khắc phục và mệt mỏi không thể khắc phục.
- Trong giai đoạn mệt mỏi có thể khắc phục, khả năng hoạt động không bị giảm sút rõ rệt do thay đổi sự phối hợp của các cơ quan d−ới tác động của nỗ lực ý chí. Trong giai đoạn này, khả năng hoạt động có thể đ−ợc duy trì bằng cách thay đổi cơ cấu động tác.
- Trong giai đoạn mệt mỏi không thể khắc phục, khả năng hoạt động giảm xuống đến mức phải ngừng hoạt động.