Hiệu quả tăng nhanh quá trình hồi phục cho vận động viên pencak silat của Phunamin

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 133 - 136)

- Đánh giá: theo chiều cao trung bình chung của vận động viên và chiều cao trung bình của VĐV theo giới.

kết quả nghiên cứu

4.6. Hiệu quả tăng nhanh quá trình hồi phục cho vận động viên pencak silat của Phunamin

viên pencak silat của Phunamin

Biểu đồ 3.20 và 3.21 cho thấy hàm l−ợng cortisol của vận động viên nhóm uống Phunamine tăng lên đáng kể so với tr−ớc nghiên cứu (p < 0,05). Trong khi hàm l−ợng cortisol của nhóm không uống thay đổi không đáng kể ( p > 0,05). So sánh kết quả sau nghiên cứu của hai nhóm cho thấy hàm l−ợng cortisol của nam, nữ vận động viên nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm đối chứng rõ rệt ( p < 0,05).

Hàm l−ợng cortisol trong máu là một trong những chỉ số đánh giá độ mệt mỏi của vận động viên. Sự hồi phục đồng nghĩa với việc tăng hàm l−ợng cortisol trong máu. Vận động viên nhóm uống Phunamine sau 30 ngày có hàm l−ợng cortisol máu cao hơn chứng tỏ vận động viên có sự hồi phục tốt hơn.

Bảng 3.18 cho thấy: sau nghiên cứu, sau tập sáng 30 phút, mạch của nhóm uống Phunamine giảm hơn tr−ớc nghiên cứu : giảm 2 nhịp với nữ và 4 nhịp với nam. Trong khi đó, mạch nhóm đối chứng tăng lên chút ít.

Kết quả này chứng tỏ, sau 30 phút, tất cả các vận động viên đều có sự hồi phục về mạch : mạch của tất cả các vận động viên đều trong giới hạn của ng−ời bình th−ờng (70 - 80lần/phút). Tuy nhiên, mạch vận động viên nhóm uống Phunamine thấp hơn tr−ớc nghiên cứu và thấp hơn nhóm đối chứng. Điều này cho thấy sự hồi phục về mạch của nhóm uống Phunamine nhanh hơn nhóm không uống. Mạch giảm hơn chứng tỏ tần số co bóp của tim giảm hơn, giúp tiết kiệm năng l−ợng cho hoạt động tim, làm cho quá trình hồi phục sức khoẻ ở nhóm nghiên cứu nhanh hơn nhóm đối chứng.

Bảng 3.19 cho thấy : sau nghiên cứu, sau tập sáng 30 phút, huyết áp tâm thu của vận động viên nhóm uống Phunamine giảm hơn tr−ớc nghiên cứu 3,9% ở nam và 3,0% ở nữ. Trong khi đó, huyết áp tâm thu nhóm đối chứng thay đổi không đáng kể.

Bảng huyết áp tối thiểu của nam và nữ VĐV silat không thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm tr−ớc và sau nghiên cứu.

Kết quả này cho thấy : sau 30 phút, huyết áp của vận động viên đều về giá trị giới hạn của ng−ời bình th−ờng. Nh−ng nhóm uống Phunamine có huyết áp tâm thu thấp hơn nhóm không uống. Điều này chứng tỏ Phunamine có tác dụng làm huyết áp tâm thu hồi phục nhanh hơn. Mà huyết áp tâm thu phụ thuộc vào khả năng co bóp của cơ tim, nên có thể nghĩ rằng Phunamine có tác dụng hồi phục cơ tim sau vận động.

Tr−ớc buổi tập chiều, lực bóp tay của VĐV đều tăng lên nhiều so với cuối tập sáng, thậm chí còn cao hơn lực bóp tay đo lúc nghỉ ngơi. Điều này đặc biệt rõ ở nhóm VĐV uống Phunamine (p < 0,001).

Kết quả này chứng tỏ, hầu hết các vận động viên đều có sự phục hồi cơ bắp tốt sau khi nghỉ ngơi giữa hai buổi tập. Tuy nhiên, sự phục hồi của VĐV nhóm uống Phunamine nhanh hơn nhóm không uống.

Nhóm uống Phunamine không những đ−ợc bổ sung testosteron, các acid amin và một số chất vi khoáng cần thiết, mà còn đ−ợc tăng c−ờng một l−ợng cortisol.

Acid amin rất quan trọng trong thời gian hồi phục của vận động viên. Sự hồi phục của mọi hệ cơ quan đều cần protein [117].

Đồng thời, chúng ta đều biết, cortisol là một hormon của tuyến th−ợng thận. Cortisol có nhiều tác dụng quan trọng đối với cơ thể đặc biệt trong hoạt động thể dục thể thao nh− tác dụng lên chuyển hoá glucid, chuyển hoá protein, chuyển hoá lipid, chống stress...

Nh− vậy, cortisol tham gia vào quá trình cung cấp năng l−ợng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, cortisol đóng vai trò quan trọng trong tăng c−ờng sức bền của vận động viên, giúp vận động viên hồi phục nhanh chóng sau hoạt động. Sự tăng c−ờng hàm l−ợng cortisol trong máu là rất có lợi cho hoạt động sức bền [106].

Đồng thời, sự hồi phục của vận động viên pencak silat nhóm uống Phunamine cũng tốt hơn nhóm đối chứng còn do tác dụng của Phunamine trên các hệ tuần hoàn, hô hấp. Khi chức năng của các hệ này đ−ợc tăng c−ờng thì sự trả nợ oxy của tế bào cũng nhanh hơn. Quá trình hồi phục cũng nhờ đó mà rút ngắn.

Nh− vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy: Phunamine có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục của vận động viên nhanh và tốt hơn.

4.7.Tác dụng không mong muốn của Phunamine

Phunamine với thành phần chính là Hải long và cá Cơm. Hải long là loại thuốc Y học cổ truyền đ−ợc sử dụng lâu đời, không có độc tính. Cá Cơm là loại

thực phẩm có giá trị dinh d−ỡng cao đã đ−ợc sử dụng làm thức ăn hàng thế kỷ nay, không có độc tính. Tuy nhiên, do Phunamine là thực phẩm chức năng giàu protein và testosteron. Vì vậy, khi nghiên cứu tác dụng không mong muốn của Phunamine, nghiên cứu tập trung vào một số tác dụng không mong muốn mà các thành phần này th−ờng gây ra nh− :

- Dị ứng: do thành phần protein cao.

- Rối loạn tiêu hoá : do thành phần protein cao và có nguồn gốc từ cá. - Nam hoá : do thành phần testosteron cao.

Kết quả cho thấy, trong quá trình nghiên cứu, không thấy Phunamine có tác dụng phụ nh− nam hoá, rối loạn tiêu hoá, dị ứng ở liều 4v/ngày trong thời gian 30 ngày.

Đồng thời, do thành phần chính của Phunamine là Tào ng− và Hải long đều có tính ấm nên các triệu chứng nh− háo khát, mụn nhọt, rôm sảy, táo bón, n−ớc tiểu sẫm màu….cũng đ−ợc quan tâm. Tuy nhiên, không thấy vận động viên có các triệu chứng này cũng nh− các bất th−ờng khác trong quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 133 - 136)