Hiệu quả tăng c−ờng thể lực của vận động viên pencak silat của Phunamine theo quan điểm Y học cổ truyền.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 131 - 133)

- Đánh giá: theo chiều cao trung bình chung của vận động viên và chiều cao trung bình của VĐV theo giới.

kết quả nghiên cứu

4.5. Hiệu quả tăng c−ờng thể lực của vận động viên pencak silat của Phunamine theo quan điểm Y học cổ truyền.

Phunamine theo quan điểm Y học cổ truyền.

Hoạt động thể dục thể thao thuộc loại lao động nặng nên th−ờng làm tổn th−ơng phần khí: làm nhiều hại khí [40], [81], [31].

Biểu hiện của chứng khí h− theo Y học cổ truyền bao gồm : hơi thở ngắn, mệt mỏi không có sức, tự ra mồ hôi, ăn uống giảm sút, l−ỡi nhợt, mạch h− vô lực.

Tuy nhiên, vận động viên không phải là bệnh nhân. Vì vậy, những biểu hiện tổn th−ơng phần khí của cơ thể th−ờng chỉ thấy sau buổi tập, do khí bị h−

hao qua quá trình tập luyện. Và sau khi nghỉ ngơi, ăn uống, sự h− hao này hầu nh− đ−ợc hồi phục hoàn toàn. Do đó, tác dụng của Phunamine trong việc tăng c−ờng thể lực của vận động viên pencak silat trên quan điểm Y học cổ truyền

đ−ợc đánh giá dựa vào các chỉ tiêu: cảm giác mệt, tình trạng hô hấp, mức độ ra mồ hôi ngay sau buổi tập và đ−ợc phân loại theo điểm.

Bảng 3.17 cho thấy cảm giác mệt của vận động viên sau buổi tập đ−ợc cải thiện ở hầu hết các vận động viên. Tuy nhiên, sự cải thiện cảm giác mệt của nam, nữ vận động viên nhóm uống Phunamine tốt hơn nhóm không uống 12,2% với nam ; 14% với nữ (p < 0,05).

Bảng số liệu về mức độ đoản hơi của vận động viên sau buổi tập cho thấy mức độ đoản hơi của vận động viên cải thiện rõ ở nhóm vận động viên nam và nữ uống Phunamine sau nghiên cứu và so với nhóm không uống (p < 0,05).

Biêủ đồ 3.18 và 3.19 cho thấy : mức độ ra mồ hôi sau buổi tập đ−ợc cải thiện rõ rệt ở nhóm uống Phunamine tr−ớc và sau nghiên cứu (p < 0,001). Trong khí đó, sự cải thiện mức độ ra mồ hôi của nhóm không uống Phunamine là không rõ ràng. So sánh kết quả sau nghiên cứu, nhóm uống Phunamine có sự cải thiện hơn nhiều nhóm không uống: 31,9% với nam ; 43,4% với nữ .

Kết quả này khá phù hợp với các số liệu y sinh và các test kiểm tra thể lực đánh giá hiệu quả của Phunamine đã trình bày phần trên.

Cảm giác mệt, mức độ đoản hơi, tình trạng mồ hôi của vận động viên nhóm uống Phunamine đ−ợc cải thiện rõ rệt sau nghiên cứu chứng tỏ Phunamine có tác dụng bổ khí.

Theo Y học cổ truyền, khí có hai hàm nghĩa [92] :

- Một là chỉ vào thứ chất li ti khó thấy trôi chảy nh− tinh khí của thức ăn uống, là chất dinh d−ỡng vận hành trong cơ thể.

- Hai là chỉ sức hoạt động nội tạng của cơ thể nh− khí của ngũ tạng, khí của lục phủ, khí của kinh mạch.

Vì vậy, khí trong cơ thể đ−ợc tạo thành từ hai nguồn chính là: - Bẩm thụ từ khí tiên thiên của bố mẹ và tàng trữ ở thận.

Do vậy, sự hình thành của khí liên quan chặt chẽ với ba tạng tỳ, phế và thận (nhất là thận d−ơng).

Phunamine với thành phần chính là Hải long và cá Cơm là thuốc có tác dụng bổ khí, bổ thận d−ơng. Vì vậy, Phunamine có tác dụng tới sự hình thành và tái tạo của khí. Chính vì lý do này, khi vận động viên pencak silat sử dụng Phunamine, các biểu hiện của chứng khí h− nh− : Cảm giác mệt, đoản hơi, mồ hôi nhiều đều đ−ợc cải thiện. Ngoài ra, đa số vận động viên đều có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.

Nh− vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy: Phunamine có tác dụng giảm cảm giác mệt, cải thiện mức độ đoản hơi và ra mồ hôi của vận động viên pencak silat. Do đó, theo Y học cổ truyền, Phunamine cũng có hiệu quả tăng c−ờng thể lực cho vận động viên pencak silat.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng thể lực và hiệu quả sử dụng thực phẩm chức năng từ cá cơm và cá chìa vôi giúp tăng cường thể lực vận động viên pencak silat (Trang 131 - 133)