Nguyên nhân từ phía tổ chức đoàn thể và cán bộ quản lý Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 89 - 91)

- Về giải quyết những vấn đề sau đình công

2.5.3. Nguyên nhân từ phía tổ chức đoàn thể và cán bộ quản lý Việt Nam

Đây cũng chính là những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng đình công trong những năm qua tại thành phố Hồ Chí Minh. Về phía tổ chức đoàn thể, hiện nay còn nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN chưa thành lập CĐCS hoặc nếu có thì vai trò của CĐCS trong nhiều doanh nghiệp chưa được khẳng định. Trong thực tế, CĐCS của nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN chưa thật sự làm

tốt vai trò đại diện cho NLĐ để bảo vệ quyền lợi cho họ và giải quyết các tranh chấp lao động xảy ra. Để lý giải những vấn đề này, chúng ta có thể thấy rằng những người làm công tác đoàn ở đây là lực lượng bán chuyên nghiệp nên cuộc sống, thu nhập của họ phụ thuộc vào cả doanh nghiệp, cán bộ công đoàn lại là những người do công nhân bầu ra nên họ thiếu kinh nghiệm hoạt động đoàn, chưa quen với tác phong làm việc có tổ chức. Mặt khác, hoạt động của họ chưa thật sự gắn liền với NLĐ, chưa xây dựng được mối liên hệ mật thiết với NLĐ nên chưa nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của NLĐ hoặc những thông tin khác phản hồi từ phía NLĐ. Một số cán bộ công đoàn chưa đủ khả năng khai thông những vướng mắc cho NLĐ, chưa đủ kinh nghiệm để tổ chức cách thương lượng đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ. Nhìn chung, cán bộ CĐCS thường có tâm lý ngại tiếp xúc với NLĐ, lo mất việc và sợ giới chủ. Nhiều trường hợp biết được nỗi bức xúc của NLĐ nhưng không dám báo cáo với cấp trên giải quyết vì trong thực tế đã có cán bộ CĐCS vì đứng ra đòi quyền lợi cho NLĐ đã bị giới chủ đuổi việc. Có những doanh nghiệp như công ty Mountech, NLĐ đã phát biểu thẳng thắn trong một buổi hòa giải đình công rằng “công đoàn không dám nhìn mặt ban giám đốc”, hoặc “công đoàn hiện ngoài việc cho vay lấy lãi thì không có vai trò gì khác”.

Vì sao CĐCS đã không thể hoàn tất sứ mệnh bảo vệ quyền lợi cho NLĐ và cũng không thể đứng ra tổ chức các cuộc đình công để đấu tranh với giới chủ? Như đã phân tích ở trên, một phần là do kinh nghiệm, trình độ, tâm lý của một bộ phận cán bộ CĐCS chưa đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, một phần khác do chế độ bảo vệ cán bộ làm công tác công đoàn còn thiếu sót dẫn đến việc làm giảm lòng nhiệt tình công tác của cán bộ công đoàn. Do đó, việc CĐCS chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là điều dễ hiểu. Cá biệt có những nơi CĐCS còn đứng ra bảo vệ cho những việc làm sai trái của giới chủ, chống lại công nhân Việt Nam (như ở công ty Huê Phong, Hee Young…).

Về vai trò của cán bộ quản lý Việt Nam, có thể nói đa số cán bộ quản lý người Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chỉ có tác dụng trong thời gian đầu, sau đó không phát huy được tác dụng d nhiều nguyên nhân

khác nhau, trong đó có nguyên nhân về thu nhập, chế độ ưu đãi, lương cao. Với sự đáp ứng như vậy nên nhiều người trong số họ đã quay sang ủng hộ giới chủ nước ngoài. Như trường hợp công ty Kwang Nam (Hàn Quốc) khi xảy ra đình công, một cán bộ quản lý Việt Nam đã gọi 4 tổ trưởng đến ra lệnh “công nhân không muốn làm thì nghỉ, ai đình công tôi đuổi việc”. Không những thế, một số cán bộ quản lý Việt Nam đứng ra làm đơn bãi nại cho chuyên gia nước ngoài khi những chuyên gia này mạt sát, hành hung công nhân. Bà Huỳnh Thị Ngọc Mai, Chủ tịch công đoàn công ty Eland Việt Nam – Hàn Quốc đã phát biểu tại phiên họp của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh rằng: “Bố trí các cán bộ công đoàn sang các liên doanh phải có năng lực, trình độ và bản lĩnh. Hiện cán bộ công đoàn phải chịu ba sức ép từ công nhân, từ giới chủ và từ cán bộ quản lý Việt Nam, mà sức ép lớn nhất là từ người đại diện phía Việt Nam. Đề đạt kiến nghị gì, công đoàn cũng phải thông qua ông bà này, nhưng họ không dám nói, không dám làm, chỉ lo giữ ghế…”.

Qua thực tế và qua ý kiến người trong cuộc, có thể thấy rằng vai trò của đại diện Việt Nam và CĐCS trong các doanh nghiệp đa số chưa thể hiện được vai trò, vị trí của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Chính vì thế, khi tranh chấp lao động xảy ra, họ không thể làm trung gian để dung hòa mâu thuẫn giữa giới chủ và NLĐ. Nếu CĐCS đủ mạnh, hoạt động tốt, cán bộ quản lý Việt Nam biết vận dụng vai trò của mình một cách tích cực thì chắc rằng giới chủ không thể ngang nhiên vi phạm pháp luật lao động một cách vô ý thức như vậy. Và như thế đình công có thể sẽ không xảy ra.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)