Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng cho cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 123 - 127)

- Những cuộc họp định kỳ giữa lãnh đạo doanh nghiệp và Công đoàn sẽ giúp xác định và đáp ứng những tâm tư nguyện vọng của NLĐ trước

3.2.7.Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng cho cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động

cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động

Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa đình công vì những nguyên nhân dẫn đến đình công hầu hết đều liên quan đến vi phạm pháp luật của NSDLĐ và sự không hiểu biết pháp luật của NLĐ. Pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối của Đảng, thế nhưng nó sẽ là những quy định suông nếu không được mọi người hiểu và chấp hành nghiêm túc. Do đó, để mọi người hiểu và chấp hành những quy định của pháp luật thì phải có sự tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật, đôn đốc kiểm tra sự chấp hành của mọi người. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ý thức pháp luật vừa là biểu hiện, vừa là điều kiện để nâng cao ý thức chính trị của công nhân lao động

Trên thực tế, công nhân lao động trong các doanh nghiệp thường chưa hiểu biết kỹ về pháp luật, nhất là pháp luật lao động, ý thức thực hiện pháp luật của họ không được nâng lên, hoặc không muốn thực hiện đúng về pháp luật, do vậy hầu hết các cuộc đình công của công nhân lao động thường tự phát, không đúng với trình tự quy định và sai cả về chủ thể đình công.

Trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, giới sử dụng lao động là người nước ngoài khi vi phạm pháp luật lao động thường biện minh cho những sai phạm đó là do không hiểu rõ hệ thống pháp luật Việt Nam là quá cồng kềnh, nhiêu khê phức tạp hoặc do không hiểu phong tục tập quán của người Việt Nam. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật nhất là pháp luật về lao động cho cả NLĐ và NSDLĐ, coi đây là một hoạt động thường xuyên lâu dài. Chúng ta tuyên truyền để NSDLĐ tránh những hành vi vi phạm pháp luật, để công nhân hiểu rõ những quy định pháp luật của nước ta về đình công để sử dụng quyền đình công có hiệu quả, từ đó chống lại những luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch. Do đó, đối với mỗi loại đối tượng cần có phương pháp và nội dung tuyên truyền pháp luật cho phù hợp từng bước nâng cao ý thức pháp luật của NLĐ và NSDLĐ.

Đối với NLĐ trong các doanh nghiệp thì ngoài những vấn đề tay nghề, kỹ thuật đáp ứng đòi hỏi của giới chủ, còn cần phải được tuyên truyền giáo dục để có sự hiểu biết về pháp luật, nhất là luật lao động và luật công đoàn, có ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện đầy đủ những cam kết trong HĐLĐ và TƯLĐTT. Không tự ý đình công vô tổ chức, vi phạm pháp luật. Đặc biệt là giải thích cho họ hiểu rõ sự lợi hại của vũ khí đình công, để họ hiểu rằng “bất đắc dĩ” mới phải sử dụng vũ khí này, hơn nữa, đã đình công thì ít nhiều hai bên (NLĐ và NSDLĐ) đều bị thiệt hại, cho dù NLĐ được đền bù vật chất thì cũng không hay gì trong quan hệ làm ăn lâu dài với chủ.

Một số văn bản pháp luật được ban hành nhưng do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn nhiều bất cập nên đã xảy ra vài cuộc đình công của công nhân, lao động tại TPHCM phản đối lại đường lối chính sách của nhà nước như: Nghị định 01/CP ban hành ngày 9/1/2003, Dự thảo nghị định

xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động. Do đó, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho NLĐ phải được chú trọng và thực hiện một cách kỹ lưỡng trước hết là trong các doanh nghiệp, công đoàn và các tổ chức khác. Phải trang bị cho NLĐ về trình tự giải quyết tranh chấp lao động, đình công, thế nào là đình công trái pháp luật và đình công đúng luật, những doanh nghiệp nào được phép đình công và không được phép đình công,… để NLĐ quá bất bình mà muốn đình công thì họ sẽ đình công theo đúng quy định của pháp luật, phát huy được hiệu quả của vũ khí đình công.

Đối với NSDLĐ, đa số đều hiểu biết pháp luật thậm chí còn nắm rất rõ pháp luật nhưng do tính chất lợi dụng nên họ vẫn vi phạm pháp luật, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khó khăn, không có hiệu quả dẫn đến vi phạm các chính sách lao động của NLĐ, hoặc có doanh nghiệp tuy làm ăn rất lời lãi nhưng họ vẫn vi phạm pháp luật đối với NLĐ để tăng thêm phần lợi nhuận. Bên cạnh đó vẫn có một số chủ doanh nghiệp không hiểu rõ pháp luật lao động, nhất là giới chủ người nước ngoài, họ xâm phạm đến quyền lợi của NLĐ mà không biết rằng mình đã vi phạm pháp luật. Vì thế, cần có nhiều hình thức phù hợp để tuyên truyền, giải thích, giới thiệu về pháp luật Việt Nam, đặc biệt là luật lao động cùng các văn bản hướng dẫn thi hành và luật Công đoàn vừa tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vừa buộc họ phải “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.

Thực tế trong những năm qua, Sở Lao động – Thương binh – Xã hội và Liên đoàn Lao động thành phố vẫn tiến hành việc tuyên truyền pháp luật Việt Nam cho NLĐ và NSDLĐ thế nhưng, việc tuyên truyền này không đều, chưa đầy đủ, chưa sâu sát, cụ thể. Đa số chỉ chú ý về tuyên truyền giáo dục pháp luật theo bề rộng, chưa đi vào chiều sâu. Và hiện nay, tại TPHCM, 100% cuộc đình công của công nhân đều trái pháp luật, còn NSDLĐ vẫn vi phạm pháp luật lao động ngày càng nghiêm trọng hơn. Do đó, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lao động cả bề rộng lẫn chiều sâu, trong đó cần chú ý các biện pháp sau:

- Tổ chức việc tuyên truyền pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: thi tìm hiểu pháp luật lao động trong công nhân lao động và

NSDLĐ, các cuộc hội thảo, chuyên đề; các buổi tọa đàm, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, tuyên truyền miệng,… để đưa nhanh nội dung pháp luật đến đông đảo công nhân trong doanh nghiệp; chú trọng đối tượng công nhân trong khu vực kinh tế có vốn ĐTNN và khu vực kinh tế tư nhân. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình,… một cách có hiệu quả và thiết thực trong công tác tuyên truyền phổ biến – giáo dục pháp luật. Cần phân công những cán bộ chuyên theo dõi về công tác pháp luật ở các doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời ý thức pháp luật của công nhân lao động và NSDLĐ hạn chế đình công trái pháp luật xảy ra.

- Tiếp tục củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng của các văn phòng tư vấn pháp lý hiện có, chuẩn bị các điều kiện để thành lập văn phòng tư vấn pháp luật ở các Quận, Huyện trong thành phố có đông công nhân viên chức, lao động. Phát triển vững chắc mối quan hệ phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp có liên quan đến công tác tư vấn pháp luật, mở rộng số lượng công tác viên trợ giúp pháp lý cho công nhân, tạo thế vững chắc cho sự phát triển của hoạt động tư vấn pháp luật (trong những năm qua, hoạt động tư vấn pháp luật đang phát triển đúng hướng, góp phần tích cực trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân viên chức lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, và đã làm hạn chế xảy ra tranh chấp lao động và đình công, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ và NSDLĐ). Trong những năm tiếp theo, nội dung hoạt động tư vấn pháp luật phải hướng trọng tâm vào việc giúp công nhân viên chức, lao động hiểu biết về pháp luật, ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ pháp luật lao động, biết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật và từng bước mở rộng tư vấn sang các lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh tế, hôn nhân - gia đình.

- Nhà nước cần tăng cường kinh phí và điều kiện hỗ trợ các đoàn thể công nhân trong công tác phổ biến - giáo dục pháp luật, những văn bản pháp luật liên quan đến khu vực có vốn ĐTNN, đầu tư hợp lý cho công tác biên soạn tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật theo hướng thiết thực và phù hợp với

từng đối tượng, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật.

- Tạo dư luận lành mạnh lên án các hành vi vi phạm pháp luật lao động và những cuộc đình công trái pháp luật gây thiệt hại cho kinh tế-xã hội, làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị của đất nước.

- Giáo dục bằng cách xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của NLĐ, NSDLĐ tránh nể nang, hời hợt, e dè trong xử lý dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 123 - 127)