- Về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời lao động
2.2.5.3. Đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước
trong nước
Từ khi có luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước đã phát triển rất nhanh. Đến đầu năm 2006 trên địa bàn thành phố có 28.518 doanh nghiệp đang hoạt động.
So với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước có mức độ tích tụ vốn ngày càng cao và chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các doanh nghiệp có vốn đầu tư 10 tỷ đồng.
Đến thời điểm cuối 2006, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước trên địa bàn TPHCM thu hút 749.207 lao động làm việc (53,26% nữ) chiếm tỷ lệ 50, 05 % tổng số lao động thuộc các thành phần kinh tế và chiếm 25,86% lao động đang làm việc của thành phố.
Tuy nhiên, trên đây mới tính số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước được đăng ký chính thức với các cơ quan chức năng, chưa kể tới số lao động chưa có hợp đồng lao động hoặc đang trong thời gian thử việc.
Theo số liệu điều tra tại 218 doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì qui mô lao động trong doanh nghiệp được phân bố như sau:
- Loại doanh nghiệp có dưới 50 lao động chiếm 85,71% trong tổng số các doanh nghiệp cùng qui mô.
- Loại doanh nghiệp có 50-100 lao động chiếm 61,29% - Loại doanh nghiệp có 100-200 lao động chiếm 55,55% - Loại doanh nghiệp có 200-500 lao động chiếm 54,90% - Loại doanh nghiệp có trên 500 lao động chiếm 18,36%
Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước có thế mạnh ở số lượng đông đảo trong số doanh nghiệp có qui mô từ 500 lao động trở xuống. Tuy nhiên, ở những qui mô lớn hơn 500 lao động các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các DNNN đang giữ vai trò lãnh đạo. Quy mô nhỏ và số lượng đông đảo từ trước đến nay vẫn là thế mạnh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước.
Những năm qua, theo số liệu của Sở Lao động – Thương binh – Xã hội có tới 95% các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước trên địa bàn TPHCM có chú trọng phổ biến pháp luật lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, người lao động trong các doanh nghiệp này chủ yếu chỉ quan tâm nắm một số điều luật có liên quan “sát sườn” với mình chứ ít quan tâm đến toàn bộ nội dung bộ luật.
Hơn nữa, người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước cũng chỉ được “học luật” mỗi khi có Nghị định, Thông tư liên quan đến doanh nghiệp hay người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, tình hình hiểu về các văn bản dưới luạt của người lao động rất yếu.
Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước không chú trọng đến việc đào tạo lao động, chủ yếu họ sử dụng lao động với trình độ có sẵn, yêu cầu người lao động phải tự trau dồi, hoàn thiện kỹ năng và trình độ lao động của mình để đáp ứng yêu cầu của công việc, NLĐ cũng tự hiểu rằng trong cơ
chế thị trường hiện nay năng lực đáp ứng yêu cầu các công việc là quan trọng nhất để có được việc làm, nhất là khi làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp này thuộc vào loại khá phức tạp.