Về giải quyết các vụ đình công

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 73 - 76)

+ Hình thức giải quyết:

Theo thống kê, 100% các vụ đình công được giải quyết thông qua thương lượng hòa giải giữa NSDLĐ và NLĐ với trung gian là các cơ quan chức năng.

+ Trình tự giải quyết:

Khi nhận được tin báo, các cơ quan chức năng (Sở lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, quận, đại diện Ủy ban nhân dân, bảo vệ pháp luật…) thường có sự phối hợp cùng có mặt tại doanh nghiệp nơi xảy ra vụ đình công để nghe đại diện NLĐ và NSDLĐ trình bày những vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó các cơ quan này xem xét tính chất

khách quan, hợp lý hay không hợp lý trong các yêu cầu của hai bên rồi sau đó tiến hành hòa giải. Cụ thể các cơ quan chức năng sẽ phân tích những điều đúng, sai của mỗi bên và đưa ra phương án hòa giải sao cho các bên đều có thể chấp nhận. Khi các bên đồng ý sẽ lập biên bản hòa giải thành và các bên có nghĩa vụ thực hiện những điều cam kết. Hiện nay hầu hết các quận, huyện đều có Hội đồng hòa giải và các hòa giải viên để thực hiện nhiệm vụ hòa giải.

+ Kết quả giải quyết:

100% Các vụ đình công trong những năm qua đều được hòa giải thành. Trong đó hầu hết các vụ thì phần thắng thuộc về NLĐ, phía NSDLĐ phải thực hiện 100% hoặc phần lớn yêu sách của cuộc đình công. Còn lại một số ít vụ thì phần thua thuộc về phía NLĐ (chỉ có 4,76% số vụ đình công mà trong đó NSDLĐ không đáp ứng yêu cầu của cuộc đình công). Cụ thể như vụ đình công vào giữa tháng 4/1997 của các tài xế công ty Sài Gòn Star Taxi, Sở lao động thương binh và xã hội kết luận: Tài xế sai khi tự phát đình công không theo luật định, song xí nghiệp Sài Gòn Star Taxi cũng sai khi áp dụng luật không rõ ràng, thỏa đáng…vì vậy cả hai phải đền bù thiệt hại doanh thu, mỗi bên chịu một nửa. Cũng tại doanh nghiệp này, ngày 19/8/1998 đã có tiếp một vụ đình công của tài xế với yêu cầu giảm mức doanh thu. Các cơ quan chức năng đã nghiên cứu và kết luận mức doanh thu đó là hợp lý (hai bên thỏa thuận thống nhất với định mức đã áp dụng). Hay trong thời gian từ tháng 2/1997 đến tháng 4/1997 đã có ba vụ NLĐ phải đền bù cho chủ doanh nghiệp vì đình công không đúng pháp luật. Chẳng hạn, vụ đình công tại công ty Sumbu Vina Sport (Hàn Quốc) vào ngày 1/2/1997 với 680 công nhân tham gia đình công đã phải làm tăng giờ để đền bù thiệt hại cho chủ doanh nghiệp.

Cá biệt có những trường hợp dù yêu sách của cuộc đình công là hợp lý nhưng NSDLĐ vẫn kiên quyết giữ lập trường của mình. Như tại công ty Carimax (100% vốn Hàn Quốc) có 620 công nhân đình công với yêu sách công ty phải trả tiền thưởng tết một lần thay vì chia thành hai đợt như chủ trương của công ty. Các cơ quan chức năng tiến hành hòa giải nhưng công ty vẫn giữ nguyên ý kiến và đặt điều kiện ngược lại:

Nếu nhà nước hoàn thuế (300 triệu VNĐ) trước tết thì công ty sẽ trả tiền thưởng cho NLĐ một lần trước tết.

Sau khi hòa giải, thông thường các bên đều hài lòng và NLĐ tiếp tục làm việc. Đối với NSDLĐ, có doanh nghiệp thực hiện ngay 100% hoặc phần lớn các thỏa thuận đã đạt được, nhưng cũng có nơi NSDLĐ chỉ cam kết thực hiện những thỏa thuận còn sau đó thực hiện rất chậm hoặc thậm chí không thực hiện những thỏa thuận đó làm cho NLĐ bất bình và đình công lại diễn ra. Có những doanh nghiệp xảy ra vài lần, thậm chí năm lần trong thời gian ngắn như công ty Samyang (Hàn Quốc), công ty Mountech… vì lý do trên. Đặc biệt có những doanh nghiệp đã “trả đũa” NLĐ tham gia đình công bằng cách trù dập, sa thải công nhân một cách vô cớ, vi phạm vào điều 154 khoản 3 Bộ luật lao động.

Bảng 2.13. Thống kê kết quả giải quyết đình công

Kết quả Năm

Chủ DN đáp ứng ngay yêu cầu

Chủ DN cam kết đáp ứng Không đáp ứng Tổng cộng Số vụ Tỉ lệ % Số vụ Tỉ lệ % Số vụ Tỉ lệ % 1995 09 39 16 64 0 0 25 1996 03 7,89 33 86,84 2 5,27 38 1997 14 30,43 25 54,34 7 15,25 46 1998 14 36,84 22 57,89 2 5,27 38 1999 08 25,80 21 67,74 2 6,46 31 2000 09 25,71 25 71,42 1 2,87 35 2001 03 9,09 29 87,87 1 3,04 33 2002 14 38,88 21 58,33 1 2,79 36 2003 22 36,06 38 62,29 1 1,74 61 2004 21 42,85 26 53,06 2 4,09 49 2005 29 56,86 18 35,29 4 7,85 51 2006 90 78,26 20 17,4 5 4,34 115

2007 81 75 19 17,59 8 7,40 108

2008 102 53,4 60 31,4 29 15,2 191

2009 24 35,82 36 53,73 7 10,45 67

5/2010 10 33,33 17 56,67 3 10 30

Cộng 453 47,48 426 44,65 75 7,87 954

Nhìn bảng thống kê có thể thấy hầu hết các vụ đình công của công nhân (95,24%) được NSDLĐ giải quyết hoặc cam kết giải quyết các yêu sách. Chỉ có 4,76% các vụ đình công bị NSDLĐ từ chối giải quyết các yêu sách. Điều này cũng cho thấy rằng tuyệt đa số các yêu sách của NLĐ là hợp lý. Hay nói khác đi, đa số nguyên nhân xảy ra đình công là xuất phát từ phía NSDLĐ.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)