PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 38 - 42)

THẾ GIỚI

Đình công là hiện tượng phổ biến trên thế giới, là nội dung quyền của người lao động. Vì thế, các quốc gia trên thế giới nhìn chung đều thừa nhận quyền đình công của NLĐ và có những qui định pháp luật khác nhau về đình công tùy theo trình độ phát triển của nền kinh tế, điều kiện chính trị xã hội... của nước mình.

Theo bài trình bày của ông Donal Chiasson, chuyên gia Canada, tại “Hội thảo quốc gia pháp luật về đình công”, do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XI tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 9 đến 10/9/2004 cho biết thì Canada và Mỹ đã xây dựng một cơ chế chỉ cho phép đình công khi hợp đồng giữa công đoàn và NSDLĐ đã hết hạn. Luật Quan hệ Lao động của Canada qui định cho Công đoàn có quyền đại diện hợp pháp cho NLĐ và quyền tổ chức đình công. Sự đại diện của công đoàn cho NLĐ được thực hiện ở một địa điểm cụ thể (như nhà máy, cửa hàng, hầm mỏ…) bằng cách giành được sự ủng hộ của đa số NLĐ tại nơi đó. Đình công của NLĐ chỉ được tiến hành khi có công đoàn đại diện cho NLĐ. Nếu NLĐ không phải là đoàn viên công đoàn thì không được đình công. Bất cứ tranh chấp nào nảy sinh khi hợp đồng còn hiệu lực phải được giải quyết thông qua thương lượng và trọng tài bắt buộc chứ không được phép đình công. Tuy nhiên, đình công lại được phép tiến hành như một phần của quá trình đàm phán nhằm đạt được một hợp đồng lao động mới. Theo qui định pháp luật lao động Canada thì một cuộc đình công được coi là hợp pháp khi đáp ứng những điều kiện sau: 1. Đúng thời điểm (sau khi hết hạn hợp đồng lao động); 2. Các phương án giải quyết, hòa giải đều đã được áp dụng; 3. Người lao động biểu quyết ủng hộ; 4. Công đoàn thông báo cho NSDLĐ.

Bất cứ cuộc đình công nào không đáp ứng những điều kiện trên đều là những cuộc đình công bất hợp pháp. Khi đó Tòa án hoặc Hội đồng quan hệ lao động sẽ: ra lệnh cho NLĐ quay trở lại làm việc; yêu cầu NLĐ bồi thường thiệt hại về thu nhập hoặc hư hại về tài sản; phạt tiền bồi thường đối với NLĐ

(thông qua Tòa Dân sự) nhằm ngăn cản hành vi bất hợp pháp hoặc có thể truy tố hình sự đối với NLĐ thông qua Tòa Hình sự.

Pháp luật Lao động Canada cũng qui định khá rõ ràng về vai trò của các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp trong việc tham gia giải quyết đình công. Theo đó, cơ quan lập pháp xem xét và xây dựng luật pháp qui định các thủ tục khởi đầu và tiến hành đình công và đóng cửa xí nghiệp. Các luật này là một phần của luật chung về quan hệ giữa công đoàn và NSDLĐ (Luật Quan hệ lao động). Cơ quan lập pháp cũng xem xét, thảo luận việc ra một luật đặc biệt trong trường hợp đình công hoặc đóng cửa xí nghiệp gây thiệt hại lớn. Các Bộ trưởng có thể bị các Nghị sĩ Quốc hội chất vấn công khai tại Nghị viện về những trường hợp đình công hoặc đóng cửa xí nghiệp khó giải quyết.

Chính phủ Canada ban hành pháp luật trong đó đặt ra những qui định về thủ tục bắt đầu đình công và đóng cửa xí nghiệp. Sau đó Chính phủ để các bên liên quan và các cơ quan độc lập tự giải quyết, trừ những trường hợp ngoại lệ có liên quan đến lợi ích công nhằm giảm thiệt hại kinh tế ở mức tối thiểu và gây ít khó khăn nhất cho công chúng Chính phủ mới can thiệp. Theo luật định thì Chính phủ không có quyền ra lệnh chấm dứt đình công hoặc đóng cửa xí nghiệp.

Các Tòa án dân sự Canada có quyền hạn pháp lý quan trọng đối với vấn đề đình công. Theo luật pháp Canada, Tòa án có quyền quyết định một cuộc đình công có hợp pháp hay không và buộc NLĐ quay trở lại làm việc (cả Tòa án và Hội đồng Quan hệ Lao động đều có quyền này). Tòa án cũng có thể áp đặt hình phạt đối với những trường hợp không tuân thủ và gây thiệt hại do đình công. Tòa án còn giữ vai trò giám sát đối với các quyết định của Hội đồng quan hệ Lao động thông qua các cuộc xem xét tư pháp. Điều này có nghĩa là Tòa án xét xử các đơn “kháng cáo” về những vụ việc đã được Hội đồng Quan hệ Lao động quyết định để xác định xem những vụ việc đó có được quyết định đúng hay không. Đôi khi trong những trường hợp cần thiết còn có cả sự tham gia của Tòa án Hình sự.

Hội đồng Quan hệ Lao động ở Canada là một loại cơ quan độc lập với Chính phủ, là cơ quan áp dụng đạo luật Quan hệ Lao động. Hội đồng này

được lập ra để các thẩm phán có trình độ chuyên môn cao về tranh chấp lao động xử lý những vấn đề phức tạp và nhạy cảm trong quan hệ lao động. Vì thế, Hội đồng này bao gồm những nhân viên hành chính, cán bộ hòa giải và các quan tòa (các thẩm phán luật hành chính). Hội đồng này xem xét các khiếu nại từ phía công đoàn và NSDLĐ về những vi phạm pháp luật. Đặc biệt, Hội đồng này giám sát các bước cần thiết theo luật định để chuẩn bị đình công hay đóng cửa xí nghiệp một cách hợp pháp. Hội đồng này cũng có quyền hạn pháp lý trong thời gian đình công như quyền điều chỉnh, kiểm soát hàng rào người lao động ngăn cản lối ra vào xí nghiệp.

Về vấn đề nhân viên nhà nước có được đình công hay không, pháp luật về đình ông của Canada những năm qua cũng đã có sự thay đổi cơ bản. Từ trước tới nay, nhân viên nhà nước (làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp cho Chính phủ) Canada vẫn được coi là một bộ phận quan trọng tạo thành lực lượng lao động ở Canada. Họ làm việc theo cơ chế quan hệ lao động đặc biệt và cơ chế quan hệ này được điều chỉnh bởi pháp luật đặc biệt. Do nhận thức rằng công việc của nhân viên chính phủ là rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với lợi ích của nhân dân cho nên nhân viên chính phủ nói chung không được đình công. Tuy nhiên, những năm gần đây Chính phủ đánh giá lại và kết luận rằng không phải bất cứ công việc nào thuộc Chính phủ cũng có ý nghĩa sống còn. Chính phủ cũng nhìn nhận lại toàn bộ công việc của công chức và thấy rằng đối với phần lớn những công việc đó thì đình công là có thể chấp nhận được. Mặt khác, công đoàn thuộc khu vực nhà nước đòi có quyền đình công; các chính quyền, công đoàn và công chúng kết luận rằng hợp đồng lao động đạt được thông qua tự do thương lượng tập thể sẽ phản ánh rõ hơn thực tế về mức lương mà NSDLĐ có thể trả và mức lương (cùng những phúc lợi khác) mà NLĐ có thể nhận được trong nền kinh tế thị trường. Chính vì thế, ngày nay hầu hết các nhân viên chính phủ có quyền đình công. Tất nhiên, do tầm quan trọng đặc biệt của Chính phủ nên không phải tất cả nhân viên trong các bộ phận đều được đình công, vì thực tế nhiều ngành thuộc Chính phủ quản lý là rất quan trọng và đình công là không thể được phép hoặc phải bị hạn chế đình công. Chính phủ Canada hành động theo hai cách để xử lý vấn đề đình công

ở những ngành đặc biệt quan trọng này. Hai cách đó là: một, trong những trường hợp khi một cuộc đình công ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ công cộng xảy ra, Chính phủ có thể ngăn chặn hoặc chấm dứt đình công bằng cách đưa ra một đạo luật đặc biệt, chỉ áp dụng một lần (chẳng hạn đối với đình công của công nhân trong ngành giao thông công cộng ở các thành phố lớn, công nhân bến phà, tàu hoặc nhân viên y tế trong các bệnh viện lớn…); và hai, Chính phủ tạo ra các cơ chế đặc biệt bằng luật pháp điều chỉnh những ngành mà đình công là không được phép hoặc bị hạn chế, như: cảnh sát, cứu hỏa, cấp cứu. Đây được gọi là các “dịch vụ thiết yếu”. Những “dịch vụ thiết yếu” này (được qui định trong nhiều văn bản khác nhau) là những dịch vụ mà Chính phủ coi là cần thiết cho nền kinh tế và đời sống của nhân dân. Nói chung, NLĐ trong các ngành dịch vụ thiết yếu này không thể tiến hành đình công để gây sức ép đối với NSDLĐ và ngược lại NSDLĐ không thể đóng cửa xí nghiệp không cho NLĐ vào làm việc. Trong những trường hợp không được (hoặc bị hạn chế) đình công, hợp đồng lao động giữa NLĐ và Chính phủ được thương lượng tương tự như khu vực tư nhân. Điều đó có nghĩa là Chính phủ phải thay đổi cách thức đưa ra những điều kiện của mình đối với NLĐ, Chính phủ không còn sự linh hoạt trong việc quyết định qui mô và chi phí cho lực lượng làm việc cho Chính phủ.

Với những qui định của pháp luật về đình công như trên, ở Canada trong hầu hết các tranh chấp lao động, sự can thiệp của Chính phủ là tối thiểu, nhà nước chỉ đặt ra luật lệ, trừ trường hợp có liên quan tới lợi ích công. Với cơ chế này, Canada tin rằng sẽ tạo ra một sự cân bằng thích hợp trong nền kinh tế thị trường, trong khi nhà nước vẫn theo dõi để đảm bảo được lợi ích công. Các bên có liên quan tự tìm ra giải pháp riêng dẫn đến những hợp đồng bền lâu. Việc không cho phép đình công trong khi hợp đồng còn hiệu lực đem lại sự ổn định chung, phù hợp cho nền kinh tế.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 38 - 42)