Giống như nhiều nước XHCN, trước đây pháp luật về đình công ở Việt Nam chưa được quan tâm xây dựng một cách hoàn thiện. Văn bản có tính pháp lý cao nhất có quy định cụ thể về tranh chấp lao động và đình công là bộ luật Lao động năm 1994. Theo bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi năm 2002) của Việt Nam, quyền đình công của NLĐ, thủ tục đình công và giải quyết đình công… được qui định từ điều 172 đến điều 179 tại mục 2 trong chương II. Theo đó đình công được qui định như sau:
Một là, NLĐ chỉ được đình công trong trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động mà không yêu cầu tòa án giải quyết.
Hai là, việc chuẩn bị cuộc đình công phải theo đúng trình tự luật định: - Khi có một phần ba số NLĐ trong tập thể của doanh nghiệp đề nghị, nếu việc đình công được tiến hành trong doanh nghiệp hoặc khi có quá nửa số NLĐ trong một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp nếu việc đình công được tiến hành trong bộ phận đó đề nghị việc đình công thì ban chấp hành CĐCS tiến hành lấy ý kiến tập thể lao động của doanh nghiệp hoặc tập thể lao động trong bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký để xác định số người tán thành đình công. Nếu ban chấp hành CĐCS khởi xướng việc đình công thì cũng phải tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động của
doanh nghiệp hoặc tập thể lao động trong bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký.
- Việc đình công do ban chấp hành CĐCS quyết định sau khi được quá nửa tập thể tán thành đình công. Trong trường hợp quá nửa tập thể tán thành việc đình công mà ban chấp hành CĐCS thấy cần thiết lấy lại ý kiến của tập thể lao động thì tổ chức lấy lại ý kiến trong ba ngày kể từ ngày có kết quả lấy ý kiến lần trước. Nếu quá nửa tập thể lao động vẫn tán thành việc đình công thì ban chấp hành CĐCS phải quyết định đình công và lãnh đạo cuộc đình công.
Ba là, về thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết đình công:
Khi có đơn của tập thể lao động, NSDLĐ hoặc của liên đoàn lao động… gửi đến yêu cầu tòa kết luận cuộc đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp và sau khi thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải phân công thẩm phán phụ trách việc giải quyết đình công.
Trong quá trình giải quyết, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải để hai bên tranh chấp có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết cuộc đình công. Đây là hoạt động được khuyến khích và ưu tiên giải quyết trước khi Tòa án ra quyết định giải quyết cuộc đình công. Thẩm phán chủ trì mở hội nghị hòa giải có đại diện của cơ quan lao động và công đoàn của cấp tỉnh tham dự, mời các chuyên gia về các lĩnh vực hữu quan làm tư vấn.
Trường hợp hai bên thỏa thuận được với nhau thì thẩm phán lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì thẩm phán lập biên bản hòa giải không thành. Kinh nghiệm là trong những trường hợp này vẫn phải kiên trì thuyết phục, động viên tinh thần quan tâm lẫn nhau vì lợi ích của cả hai bên. Trước hết, thường yêu cầu bên NSDLĐ đưa ra phương án mới để làm cơ sở thương lượng mới và trong trường hợp cần thiết thì tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động. Nếu được quá nửa tập thể lao động đồng ý với phương án mới thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó. Ngược lại thì phải quyết định mở phiên tòa họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Hội đồng giải quyết cuộc đình công gồm 3 thẩm phán, thảo luận và quyết định theo đa số. Khi tòa án quyết định cuộc đình công là hợp pháp, nếu NSDLĐ có
lỗi thì NLĐ tham gia đình công được NSDLĐ trả đủ tiền lương trong những ngày đình công, NSDLĐ phải thực hiện các yêu cầu chính đáng và giải quyết những quyền lợi khác cho NLĐ theo quy định của pháp luật.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết cuộc đình công là Tòa lao động tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp mà tập thể lao động đình công.
Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, tòa án phải xem xét đơn cùng các giấy tờ, tài liệu cùng theo đơn yêu cầu. Nếu xét thấy việc giải quyết cuộc đình công thuộc thẩm quyền của mình thì tòa án vào sổ thụ lý đơn và thông báo cho ban chấp hành CĐCS, NSDLĐ, cơ quan lao động cấp tỉnh, Liên đoàn lao động cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp biết.
Ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu giải quyết cuộc đình công, Chánh án tòa án lao động tòa án nhân dân cấp tỉnh phân công một thẩm phán giải quyết cuộc đình công phải ra một trong các quyết định sau: Đưa cuộc đình công ra giải quyết, hoặc đình chỉ giải quyết cuộc đình công.
Trong quá trình giải quyết cuộc đình công, Ban chấp hành CĐCS, NSDLĐ có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết theo yêu cầu của tòa án và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu và chứng cứ đó. Nếu cơ quan lao động cấp tỉnh, Liên đoàn lao động cấp tỉnh yêu cầu hoặc Viện kiểm sát nhân dân khởi tố yêu cầu tòa án giải quyết cuộc đình công thì cơ quan đó phải cung cấp tài liệu, chứng cứ.
- Tòa án đình chỉ việc giải quyết đình công trong các trường hợp sau : + Người có yêu cầu rút yêu cầu, Viện kiểm sát nhân dân rút quyết định khởi tố.
+ Ban chấp hành CĐCS và NSDLĐ thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết cuộc đình công trước khi tòa án ra quyết định giải quyết cuộc đình công.
Trong quá trình đình công, các bên tranh chấp không được vi phạm quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc hoãn hoặc ngừng cuộc đình công. Việc hoãn hoặc ngừng cuộc đình công được quy định như sau: Trong trường hợp xét thấy đình công có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, an ninh quốc gia, hoặc an toàn công cộng, Thủ tướng chính phủ có quyền
quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công và giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với công đoàn cùng cấp giải quyết. Nếu tập thể lao động không nhất trí với việc giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
Trước khi đình công, trong khi đình công và sau khi kết thúc cuộc đình công, nghiêm cấm các hành vi cản trở hoặc ép buộc người khác đình công; dùng bạo lực, làm tổn hại máy móc, thiết bị nhà xưởng và tài sản của doanh nghiệp, xâm phạm trật tự công cộng; sa thải hoặc điều động NLĐ đi làm việc khác vì lý do đình công; trả thù, trù dập người tham gia đình công hoặc lãnh đạo cuộc đình công. Người có hành vi vi phạm các điều quy định trên thì tùy theo mức độ vi phạm, phải bồi thường thiệt hại, bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những quy định của pháp luật về tranh chấp lao động và đình công như bộ luật Lao động năm 1994 (được sủa đổi một số điều vào năm 2002) cho thấy nhiều bất cập. Theo đánh giá của các cơ quan hữu quan thành phố, có tới 72 điểm bất cập trong luật và những văn bản hướng dẫn thi hành. Thực tế cũng cho thấy với những quy định trên đây, các cơ quan chức năng rất khó vận dụng để giải quyết các vụ dình công. Mặt khác, những quy định này cũng gây khó khăn cho cả NLĐ và NSDLĐ trong giải quyết tranh chấp lao động. Vì vậy, ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội khoá 11, kỳ họp thứ 10 đã thông qua luật số 74/2006/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Lao động năm 1994 (được sủa đối năm 2002). Theo đó, những quy định về tranh chấp lao động và đình công đã được chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp hơn với thực tế. Cụ thể có một số sự bổ sung, chỉnh sửa sau đây:
Về tranh chấp lao động, theo quy định hiện hành, tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Những tranh chấp này được phân thành hai loại: tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đồng thời, theo quy định mới này,
những tranh chấp của tập thể NLĐ với NSDLĐ được chia thành hai loại tranh chấp là “tranh chấp về quyền” và “tranh chấp về lợi ích”.
Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm.
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Luật này cũng xác lập những nguyên tắc giải quyết các tranh chấp lao động. Theo đó, có 4 nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động: (1) Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp; (2) Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật; (3) Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; (4) Có sự tham gia của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Quá trình giải quyết tranh chấp lao động giữa NLĐ và NSDLĐ có vai trò quan trọng của các tổ chức, cơ quan. Điều 159 của luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2006 đã quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
Theo đó, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên giải quyết tranh chấp lao động thông qua thương lượng, hoà giải nhằm bảo đảm lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, trật tự và an toàn xã hội.
Việc giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành khi một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đã thương lượng mà vẫn không giải quyết được và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.
Tổ chức công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Đặc biệt, trong điều 159 có quy định rõ: “Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể về quyền dẫn đến ngừng việc tạm thời của tập thể lao động thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động, kịp thời tiến hành giải quyết”. Điều đó có nghĩa khi xảy ra “tranh chấp tập thể về quyền” thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền bắt buộc phải “chủ động, kịp thời tiến hành giải quyết”. Cơ quan có thẩm quyền ở đây bao gồm: Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện); Toà án nhân dân.
Tranh chấp tập thể về lợi ích chủ yếu do các bên tham gia quan hệ lao động tự giải quyết là chính. Nếu không tự giải quyết được thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết là Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân không giải quyết.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp có các quyền và nghĩa vụ nhất định. Quyền và nghĩa vụ này cũng đã được pháp luật quy định cụ thể.
Quyền của hai bên tranh chấp, hai bên đều có quyền như nhau, đó là: - Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp;
- Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không thể bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.
Nghĩa vụ của hai bên tranh chấp cũng được quy định rõ. Theo đó, hai bên tranh chấp phải:
- Cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động;
- Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt được, biên bản hoà giải thành, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án nhân dân.
Quy định về đình công và giải quyết đình công, có một số chỉnh sửa, bổ sung sau đây:
Thứ nhất, thuật ngữ “đình công” được giải thích thống nhất: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể.”
Thứ hai, trình tự chuẩn bị đình công cũng có những thay đổi, bổ sung so với các điều luật cũ như từ điều 172a đến 176
- Đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tổ chức và lãnh đạo. Đối với doanh nghiệp chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do đại diện được tập thể lao động cử và việc cử này đã được thông báo với công đoàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động ra quyết định đình công bằng văn bản và lập bản yêu cầu khi có ý kiến đồng ý của trên 50% tổng số người lao động đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới ba trăm người lao động hoặc trên 75% số người được lấy ý kiến đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ ba trăm người lao động trở lên.
+ Quyết định đình công phải nêu rõ thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công, có chữ ký của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động; trường hợp là đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải đóng dấu của tổ chức công đoàn.
+ Bản yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu như: những vấn đề tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ chức giải quyết nhưng tập thể lao động không đồng ý; kết quả lấy ý kiến đồng ý đình công; thời điểm bắt đầu đình công; địa điểm đình công; địa chỉ người cần liên hệ để giải quyết.
+ Ít nhất là năm ngày, trước ngày bắt đầu đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động phải cử đại diện nhiều nhất là