Mặt tích cực

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 77 - 79)

- Về giải quyết những vấn đề sau đình công

2.4.1.Mặt tích cực

Đình công có ảnh hưởng tích cực về chính trị bởi vì qua đó giai cấp công nhân trưởng thành hơn về nhận thức pháp luật, hiểu rõ được quyền lợi nghĩa vụ của mình trong doanh nghiệp, trong quan hệ lao động, và mang lại cho công nhân ý thức làm chủ, cho doanh nghiệp không khí dân chủ và thái độ hợp tác giữa NLĐ và NSDLĐ .

Trong xã hội, người công nhân không chỉ lo lao động và thu nhập, mà họ còn chịu tác động của đường lối, chính sách kinh tế, của hệ thống pháp luật, của

bộ máy Đảng và Nhà nước. Ý thức của họ phát triển trong việc thực hiện và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, bảo vệ đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đấu tranh phê phán những mặt sai trái, những tổ chức thoái hóa. Ngày nay, sức đề kháng, bản lĩnh đấu tranh của công nhân lao động đang có khuynh hướng ngày một tăng. Trong những năm qua, đã có những cuộc phản ứng tập thể, đình công hoặc công nhân lao động chống lại chủ vi phạm hợp đồng lao động, vi phạm pháp luật,… Qua đây, giai cấp công nhân hiểu rõ được quyền lợi nghĩa vụ của mình trong doanh nghiệp, trong quan hệ lao động, có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động sản xuất ngày một tăng cao hơn, ý thức chính trị, ý thức pháp quyền có bước tiến rõ rệt. Thực tế cho thấy rằng: giai cấp công nhân, lao động Việt Nam ngày nay rất nhạy cảm với thông tin, văn hóa và văn minh nhân loại, hiểu biết rộng về giai cấp, về dân tộc, có khả năng tự hoàn thiện nhân cách và định hướng trong cuộc sống.

Khác với giai cấp khác, giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp, được tôi luyện phát triển cùng phương thức công nghiệp. C. Mác đã từng dự báo rằng: đại công nghiệp sẽ làm cho NLĐ phát triển toàn diện. Người công nhân không chỉ đấu tranh vì lợi ích kinh tế mà còn đấu tranh cho tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, cho hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc để dần tự hoàn thiện bản thân mình, và thông qua đấu tranh vì lợi ích của mình, giai cấp công nhân nâng cao hơn ý thức pháp luật của mình, có những hiểu biết nhất định về pháp luật (nhất là những văn bản luật có liên quan trực tiếp đến NLĐ và đời sống), có tình cảm và niềm tin vào pháp luật (qua đó mà tôn trọng pháp luật và không để cho hành động của mình chệch khỏi chuẩn mực pháp lý), có ý thức thực hiện pháp luật, hơn nữa được nâng lên thành tính tự giác, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật. Đây là điều kiện để nâng cao ý thức chính trị của công nhân.

Thông qua đình công, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp càng được mở rộng, nó có tác động tích cực đến ý thức chính trị của NLĐ, cụ thể hóa quyền làm chủ XHCN của công nhân trong mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó dần nâng cao được nhận thức của cấp ủy Đảng, ban giám đốc, công đoàn,… của cán bộ và công nhân về thực hiện và phát huy quyền làm chủ chính đáng của mình làm chuyển biến một bước phương thức lãnh đạo của cấp ủy và

phương thức điều hành, lề lối làm việc theo hướng sát NLĐ và tôn trọng NLĐ trong doanh nghiệp. Qua đó tăng cường đoàn kết trong công nhân, đoàn kết giữa NLĐ với người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy việc hoàn thành các nhiệm vụ của doanh nghiệp, nhất là nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, tạo môi trường nuôi dưỡng ý thức chính trị cho NLĐ, động viên NLĐ đến với Đảng, tuân thủ chính sách pháp luật của nhà nước, đem lại cho NLĐ sự tin tưởng vào chế độ, sự hăng hái đi đầu trong đấu tranh chống tiêu cực, kiên quyết bảo vệ định hướng chính trị - đi lên chủ nghĩa xã hội - của đất nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 77 - 79)