Đẩy mạnh việc tổ chức, thành lập và phát huy vai trò, tác dụng của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 111 - 116)

- Về giải quyết những vấn đề sau đình công

3.2.4. Đẩy mạnh việc tổ chức, thành lập và phát huy vai trò, tác dụng của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp

dụng của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp

Khảo sát của chúng tôi cho thấy số vụ đình công xảy ra vẫn tập trung nhiều ở những doanh nghiệp không có tổ chức CĐCS tới 275/537 vụ chiếm 51,2% (xem bảng Thống kê số liệu công đoàn cơ sở (CĐCS) tại các doanh nghiệp xảy ra đình công (1997-6/2007). Có những nơi đã thành lập CĐCS thì do tính chất nghiệp dư, do sự thiếu kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công đoàn nên chưa thực sự là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho NLĐ. Thậm chí có nơi CĐCS còn tiếp tay cho phía NSDLĐ vi phạm pháp luật. Vì vậy, NLĐ không được quan tâm bảo vệ, họ rất đơn độc trong quá trình tranh chấp với giới chủ và họ cũng rất yếu thế. Do đó, việc phát huy vai trò của CĐCS là một trong những việc làm mang tính cấp thiết, cần được quan tâm và đánh giá một cách nghiêm túc. Bởi vì CĐCS có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và đấu tranh với những sai phạm của giới chủ, bảo vệ lợi ích của NLĐ, giải quyết các vụ tranh chấp lao động và đình công. LĐLĐ thành phố cần tạo điều kiện hỗ trợ cho CĐCS phát huy vai trò quan trọng của mình.

Hiện nay, việc thành lập tổ chức CĐCS và phát triển đoàn viên trong các doanh nghiêp mà đặc biệt là trong các DNCVĐTNN vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Đó là do các chủ doanh nghiệp không muốn thành lập tổ chức công đoàn, họ tìm mọi cách để kéo dài thời gian thành lập công đoàn. Nhận thức của NLĐ còn thấp, nhiều công nhân chỉ thấy những quyền lợi trước mắt.

Chính họ cũng ngại tham gia vào tổ chức công đoàn, họ sợ ảnh hưởng đến thời giờ sản xuất, nghỉ ngơi của họ. Trong thực tế hiện nay, quyền lợi và nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động (chưa kết nạp công đoàn) không phân biệt rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, việc tiếp cận với chủ doanh nghiệp gặp khó khăn.

Thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên công đoàn chỉ dựa vào tuyên truyền, vận động thuyết phục là chính, chưa có biện pháp chế tài nào buộc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn. Trong khi đó, cán bộ phụ trách công đoàn ít, sự phối hợp với các cơ quan chức năng còn hạn chế. Việc thành lập tổ liên ngành kiểm tra luật lao động tại các doanh nghiệp phải có sự cho phép của Ủy ban nhân dân thành phố. Vì vậy mỗi năm chỉ được một vài lần kiểm tra, do đó nhiều doanh nghiệp không chấp hành luật lao động vẫn không bị phát hiện, chấn chỉnh kịp thời. Trước tình hình đó cần đổi mới theo phương hướng sau:

- Kiên quyết triển khai thành lập CĐCS ở các doanh nghiệp chưa có CĐCS. Cần có ngay các biện pháp chế tài đối với những doanh nghiệp cản trở việc thành lập và hoạt động công đoàn. Mặt khác phải có những quy định chặt chẽ ngăn chặn việc giới chủ doanh nghiệp dùng các biện pháp kinh tế để thao túng hoạt động của CĐCS, lôi kéo mua chuộc cán bộ CĐCS phục vụ ý đồ của giới chủ.

- Củng cố kiện toàn những CĐCS đã có nhưng còn yếu kém tiến hành đại hội để không còn tồn tại các Ban chấp hành lâm thời. Củng cố cả về tổ chức lẫn con người, cả về cơ chế lẫn phương pháp làm việc để đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ công đoàn trong các doanh nghiệp.

- Thường xuyên giáo dục chính trị, pháp luật và trang bị kiến thức nghiệp vụ hoạt động công đoàn cho cán bộ CĐCS nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ công đoàn có đủ khả năng lãnh đạo công nhân đấu tranh với những sai phạm của NSDLĐ, có tinh thần tự trọng dân tộc, khắc phục tư tưởng hữu khuynh e ngại đấu tranh với những sai phạm của giới chủ dẫn đến không bảo vệ được quyền lợi của NLĐ. Đối với cán bộ công đoàn có biểu hiện bao che cho những sai

phạm của giới chủ hoặc bị lôi kéo mua chuộc, không đủ khả năng lãnh đạo công nhân phải kịp thời thay thế và xử lý thích đáng.

- Cần có những quy định thể chế hóa và cụ thể hóa về quyền và trách nhiệm của công đoàn trong việc bảo vệ NLĐ.

- Cần qui định các biện pháp thích hợp để đãi ngộ cũng như bảo vệ cán bộ làm công tác công đoàn ở tổ chức CĐCS.

- Mạnh dạn thành lập câu lạc bộ chủ tịch công đoàn để các tổ chức công đoàn có điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình hoạt động công đoàn.

- CĐCS phải có nội dung hoạt động như hướng dẫn NLĐ ký kết HĐLĐ; tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến NLĐ; đại diện cho tập thể lao động thương lượng với NSDLĐ giải quyết các yêu cầu, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của NLĐ; đại diện bảo vệ NLĐ khi xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật đối với NLĐ.

- Đầu tư phát triển hệ thống các văn phòng tư vấn pháp luật của công đoàn để trợ giúp pháp lý cho đoàn viên công đoàn, NLĐ và NSDLĐ.

Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là trách nhiệm, đồng thời là quyền của công đoàn đã được pháp luật quy định. Công đoàn có một vị trí quan trọng trong giải quyết đình công. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua Công đoàn chưa được người lao động đánh giá cao, chưa là chỗ dựa tin cậy trong bảo vệ quyền lợi của người lao động là do tổ chức công đoàn chưa đủ mạnh để bảo vệ có hiệu quả đem lại lợi ích trong mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ.

Khảo sát của chúng tôi cho thấy NLĐ đánh giá chưa cao và do đó chưa thật sự tin cậy ở công đoàn cơ sở của các doanh nghiệp.

Bảng 3.3.Ý kiến của NLĐ về vai trò, tác dụng của CĐCS

Thâm niên làm việc trong DN Tổng

< 3 năm >= 3 năm Số % Số % Số % CĐCS có tác dụng bảo vệ NLĐ không? Bảo vệ tốt 12 15.4 56 22.8 68 21.0 Trung bình 50 64.1 140 56.9 190 58.6 Không 16 20.5 50 20.3 66 20.4 Tổng 78 100 246 100 324 100

Chỉ 21% số NLĐ được hỏi đánh giá rằng CĐCS phát huy tốt vai trò của mình trong việc bảo vệ lợi ích của NLĐ. Con số này tương đương (20,4%) với ý kiến cho rằng CĐCS không làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Có tới 58,6% số NLĐ được hỏi đánh giá CĐCS ở mức độ trung bình trong việc bảo vệ NLĐ. Điều đó cho thấy trong thực tế, CĐCS chưa phát huy được vai trò của mình trong việc bảo vệ giai cấp công nhân.

Để thực hiện tốt chức năng của mình, Công đoàn phải chủ động trong việc đấu tranh chống lại những sai phạm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người lao động lao động, tổ chức giáo dục thuyết phục người lao động làm đúng, thực hiện đúng quy chế của doanh nghiệp và pháp luật, không để cho người lao động có những hành vi quá khích khiến người sử dụng lao động bất bình và có những việc làm trái pháp luật. Đồng thời công đoàn cần khuyến khích và tổ chức cho người lao động đình công đúng pháp luật, chống lại những vi phạm của NSDLĐ xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và đại diện cho NLĐ trong đấu tranh với những vi phạm phạm pháp luật của NLĐ. Muốn vậy công đoàn cần thực hiện tốt những việc chủ yếu sau: - Tham gia xây dựng, hoàn thiện, bổ sung các chính sách kinh tế xã hội có liên quan đến lợi ích của người lao động và cùng với các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát có hiệu quả việc thực hiện pháp luật về lao động như tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thời gian nghỉ ngơi, đào tạo, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

- Phối hợp, cộng tác với các cơ quan Nhà nước và các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh các quy định về quyền của NLĐ; Công đoàn cần đón đầu được những nội dung các vấn đề cần có sự tham gia, phối hợp với Công đoàn để tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin, tổ chức các hình thức để tập hợp trí tuệ của công nhân, viên chức lao động tham gia ý kiến,… để mạnh dạn đề xuất với Đảng, Nhà nước những giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tiễn, sát với lợi ích chính đáng của

NLĐ, đồng thời giám sát với cơ quan Nhà nước, với NSDLĐ sửa chữa kịp thời những sai sót. Đấu tranh kiên quyết với những hành vi cố tình vi phạm quyền của NLĐ, xâm phạm dân chủ và nhân phẩm của họ, cần chủ động đề xuất những nội dung thực hiện dân chủ cho các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.

- Ra sức phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn ở các doanh nghiệp chưa có Công đoàn trong các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Đẩy mạnh và coi trọng việc tuyên truyền làm cho người lao động hiểu rõ về tổ chức công đoàn, quyền và nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, từ đó để họ tự nguyện gia nhập công đoàn.

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn cơ sở; tăng cường việc nắm bắt kịp thời những tâm tư nguyện vọng của người lao động để tập hợp, kiến nghị doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật lao động, Luật Công đoàn, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp cho người lao động. Đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp công tác tuyên truyền giáo dục, làm phong phú, sinh động các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà sử dụng các hình thức như: phát hành tờ rơi, tổ chức tập huấn, toạ đàm, nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu... Nâng cao kiến thức pháp luật và bản lĩnh cho NLĐ để họ tự giác tuân thủ pháp luật, đồng thời tự bảo vệ mình trước những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình.

- Xây dựng tổ chức trợ giúp pháp lý cần thiết của Công đoàn và động viên, sử dụng các tổ chức trợ giúp pháp lý khác để can thiệp, bảo vệ NLĐ trước cơ quan pháp luật khi cần thiết.

- Kiên trì và kiên quyết thực hiện cho được khẩu hiệu: “có tập thể lao động thì có thỏa ước lao động”, “có quan hệ lao động thì có HĐLĐ” bởi đây là điều kiện cơ bản và tối thiểu về pháp luật lao động để xây dựng mối quan hệ lao động và giải quyết các tranh chấp lao động. Không thể có tình trạng

tùy tiện, thích thì ký, không thích thì thôi, ký rồi nhưng không thực hiện như hiện nay.

- Nắm bắt, dự báo và giải quyết những vấn đề mâu thuẫn ngay từ đầu trước khi xảy ra đình công, đồng thời cảnh giác đề phòng bọn xấu lợi dụng đình công để gây rối, kích động làm mất trật tự xã hội gây chia rẽ nội bộ trong công nhân, lao động.

- CĐCS phải chủ động cùng với NLĐ, NSDLĐ xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển của doanh nghiệp.

- Công đoàn phải thể hiện rõ vai trò và có sự đóng góp công sức thiết thực vào việc xây dựng đều khắp, vững mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên trong tất cả các thành phần kinh tế để phát huy ngày càng tốt hơn hạt nhân đoàn kết, trung tâm đoàn kết công nhân lao động nói chung. Thu hút tuyệt đại bộ phận công nhân lao động trong các thành phần kinh tế vào tổ chức Công đoàn.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)