- Những cuộc họp định kỳ giữa lãnh đạo doanh nghiệp và Công đoàn sẽ giúp xác định và đáp ứng những tâm tư nguyện vọng của NLĐ trước
3.2.10. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết đình công
Tại thành phố HCM trước đây bình quân mỗi năm xảy ra khoảng 35 đến 40 vụ đình công 3 năm gần đây cao hơn). Để giải quyết đình công có lý có tình, yêu cầu NSDLĐ phải thực hiện đầy đủ các qui định của Bộ luật lao động và đề nghị NLĐ tiếp tục làm việc, cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan.
Hiện nay, công tác phối hợp giữa Liên đoàn Lao động Thành phố với Sở Lao động Thương binh xã hội đã góp phần ổn định các vụ đình công, tránh những thiệt hại không đáng có, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, tình hình đình công vẫn chưa có chiều hướng giảm do sự phối hợp giải quyết các vụ đình công giữa các cơ quan còn nhiều lúng túng, chưa kịp thời, còn tình trạng đùn đẩy nhau, không thống nhất trong cách giải quyết…. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan để giải quyết các kiến nghị của NLĐ còn chậm, việc xử lý số người quá khích, kích động đình công, những hành động vi phạm pháp luật lao động, luật công đoàn chưa được kiên quyết nghiêm minh.
Ngày 7 tháng 3 năm 2006, UBND thành phố đã ban hành quy chế phối hợp giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hai năm qua, nhìn chung các cơ quan hữu quan đã tuân thủ sự chỉ đạo của UBND thành phố trong việc giải quyết bước đầu các vụ đình công. Để làm tốt hơn nữa việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng, theo chúng tôi, việc phối hợp không chỉ thực hiện khi vụ đình công đã xảy ra, mà còn cần phối hợp trong cả quá trình phòng ngừa, giải quyết những nguyên nhân của đình công. Vì thế, các cơ quan cần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình và có sự phối hợp theo hướng dưới đây:
Các cơ quan chức năng của thành phố kết hợp chặt chẽ cùng Liên đoàn lao động Thành phố và các Quận, Huyện cần thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BLLĐ, đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT… đồng thời có biện pháp mạnh và kiên quyết đối với những vi phạm pháp luật của bên sử dụng lao động. Khi đã giải quyết ổn thỏa vụ đình công, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ để theo dõi tình hình trong doanh nghiệp để kịp thời tác động giải quyết những vụ việc,
không để mâu thuẫn ngày càng tăng thêm. Tổ chức công đoàn cần phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến NLĐ. Công đoàn là tổ chức nắm bắt tình hình lao động rõ nhất trong doanh nghiệp, do đó khi đình công xảy ra công đoàn cần thông tin cho các cơ quan hữu quan để cùng phối hợp giải quyết đình công.
Liên Sở LĐTBXH, Sở Tư pháp phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố, các sở, ban, ngành khác để giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động và đình công, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện những qui định của pháp luật lao động và kịp thời xử các hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Liên đoàn lao động thành phố cần phối hợp với các CĐCS, các Liên đoàn lao động Quận, Huyện để phổ biến pháp luật (nhất là pháp luật về đình công) với các hình thức: thi hỏi đáp về luật lao động, tổ chức các buổi học chuyên đề, thi trắc nghiệm pháp luật… giúp NLĐ và NSDLĐ hiểu, nắm rõ và thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước.
Sở LĐTBXH phối hợp với Liên đoàn lao động thành phố để thực hiện việc theo dõi, nhắc nhở và thống kê việc thành lập và hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở các doanh nghiệp và hòa giải viên lao động quận, huyện, phối hợp tập huấn nghiệp vụ hòa giải tranh chấp lao động và đình công cho hòa giải viên lao động quận huyện và cán bộ Liên đoàn lao động 22 quận huyện trên địa bàn thành phố HCM.
Bên cạnh đó, cần chú trọng đến việc phối hợp các cơ quan ban ngành ở các tỉnh, thành phố khác để kịp thời nắm bắt tình hình, diễn biến, nguyên nhân chủ yếu của đình công, đồng thời qua đấy các cơ quan có thể cung cấp những thông tin, tài liệu,… liên quan đến đình công và giải quyết đình công, truyền đạt, học tập những kinh nghiệm trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
Sở Lao động – Thương binh - Xã hội, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cần hình thành hệ thống thống nhất với những hình thức tổ chức đa dạng và có mối liên hệ phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc giải quyết đình công. Đặc biệt, cần đẩy mạnh chương
trình phối hợp giữa CĐCS và Liên đoàn lao động thành phố, Sở LĐTBXH trong việc đào tạo cán bộ hòa giải tranh chấp lao động và đình công, các cơ quan hữu quan cần chủ động phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo tình hình an ninh trật tự, các thủ tục hành chính… trong khi tham gia giải quyết các vụ đình công.
Đối với cơ quan bảo vệ pháp luật: Như chúng ta đã biết, đình công xảy ra gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, gây thiệt hại cho nền kinh tế, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến tình hình chính trị của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung. Vì thế, để giải quyết đình công một cách ổn thỏa và nhanh chóng cần có một hệ thống giải pháp hoàn chỉnh, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành trong đó có các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trên thực tế khi đình công xảy ra thì cơ quan bảo vệ pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, ngăn ngừa tình trạng đình công ảnh hưởng đến an ninh chính trị và tham mưu cho các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết các vụ đình công một cách có hiệu quả nhất.
Đình công là qui luật tất yếu của sự phát triển quan hệ lao động. Tuy nhiên hiện nay trên thực tế, tình hình đình công ở thành phố HCM và cả nước đều trái với luật lao động, gây sự tác động xấu về mọi lĩnh vực trong xã hội như: gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (ngừng trệ quá trình sản xuất, máy móc bị đập phá), NLĐ bị sa thải, thất nghiệp, quan hệ giữa họ với giới chủ trở nên gay gắt…; làm vẩn đục môi trường đầu tư, làm mất ổn định tình hình an ninh trật tự, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố và cả nước.
Hiện nay, các thế lực thù địch và những kẻ thiếu thiện chí đối với chế độ xã hội nước ta đang tìm mọi cách để thực hiện âm mưu thủ đoạn của chúng nhằm làm mất uy tín của Đảng ta và làm sụp đổ chế độ XHCN. Chúng thường xuyên xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng làm lung lạc lòng tin của NLĐ vào lý tưởng cách mạng, vào con đường CNXH của nước ta, cùng với các thủ đoạn lừa bịp mua chuộc, kết hợp với kích động lôi kéo nhân dân lao động đình công để gây sự xáo động về tình hình chính trị, sự thiệt hại cho nền kinh tế xã hội của đất nước, tạo điều kiện cho bọn đế quốc và bọn phản
động can thiệp vào nước ta. Nhưng chúng chưa từ bỏ âm mưu thâm độc và trắng trợn đó đối với nước ta. Chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta là cơ hội, mảnh đất thuận lợi cho chúng thực hiện điều đó. Thủ đoạn phổ biến của chúng là thông qua một số doanh nghiệp nước ngoài tìm mọi cách lấn dần tiến tới nắm ưu thế các ngành kinh tế yết hầu, các khu công nghiệp trọng điểm chi phối nền kinh tế để mua chuộc cán bộ quản lý công nhân ta làm việc trong doanh nghiệp trong các ngành kinh tế đó để lái nền kinh tế nước ta theo sự chỉ đạo của chúng, lệ thuộc vào chúng.
Vì vậy, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải thường xuyên nắm vững tình hình lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, kiểm soát và theo dõi mọi sự diễn biến trong doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, không để sơ hở cho kẻ địch lợi dụng kích động đình công và khi đình công xảy ra cần tìm ngay nguyên nhân để đề ra biện pháp giải quyết thích hợp và kịp thời, không để cho hiện tượng đình công lây lan sang các doanh nghiệp khác và làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị.
Trong những năm qua, công tác nắm tình hình đình công trong các loại hình doanh nghiệp của lực lượng Bảo vệ pháp luật đã có những kết quả khả quan. Lực lượng Bảo vệ pháp luật đã thể hiện được vai tròø của mình trong việc phát hiện và giải quyết các vụ đình công xảy ra trên địa bàn. Tuy nhiên, kết quả nắm tình hình vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của cuộc đấu tranh bảo vệ nền an ninh trật tự của địa bàn nói chung và việc ngăn chặn, giải quyết đình công nói riêng. Vì thế, lực lượng Bảo vệ pháp luật cần thường xuyên nắm vững tình hình của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, cần chú ý tình hình thực hiện Luật công đoàn, Luật lao động trong các doanh nghiệp, xem các doanh nghiệp đó đã có CĐCS hay chưa? Thực tế hoạt động của các công đoàn này ra sao?, cần chú trọng những vi phạm pháp luật của giới chủ như: vi phạm Luật đầu tư nước ngoài, Luật hình sự, Luật lao động, ngoài ra, cần nắm vững tình hình lao động trong các doanh nghiệp như: số lượng?, trình độ?, sự hiểu biết pháp luật và các vấn đề xã hội?, những mâu thuẫn tranh chấp giữa NLĐ và giới chủ; nhất là cần chú ý đến
hiện tượng “lỗ giả” trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những vi phạm của NSDLĐ, nguyên nhân chủ yếu của các vụ đình công để giải quyết chúng một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm giữ vững ổn định cho sự phát triển kinh tế thành phố. Hơn thế nữa, công tác nắm tình hình lao động tại các doanh nghiệp của lực lượng bảo vệ pháp luật ở TPHCM phải đảm bảo được yêu cầu toàn diện, nhanh chóng, chính xác. Để làm được điều đó, cần dựa vào cán bộ CĐCS, NLĐ trong các doanh nghiệp, cán bộ chuyên trách Liên đoàn lao động thành phố, Sở LĐTBXH,… để nắm bắt những thông tin mới nhất, sự diễn biến tình hình trong doanh nghiệp và có cách ứng phó kịp thời. Bên cạnh đó, cần sử dụng những phương tiện hiện đại như mạng Internet,… để cập nhật thông tin hàng ngày và nắm rõ được mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như của NLĐ trên địa bàn thành phố. Đồng thời, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự để tập hợp sức mạnh của quần chúng nhân dân trong việc ngăn chặn các vụ đình công trái luật, đấu tranh với những thủ đoạn lợi dụng đình công để gây rối về an ninh trật tự, bảo vệ đường lối phát triển kinh tế, đường lối đối ngoại của Đảng, bảo vệ pháp luật của nhà nước, chống lại các hành vi vi phạm pháp luật. Cần trau dồi học hỏi kinh nghiệm trong việc nắm tình hình các doanh nghiệp với các cơ quan chức năng để làm tốt nhiệm vụ của mình, thực hiện chức năng tham mưu đề xuất với thành ủy, ủy ban nhân dân thành phố trong quá trình giải quyết đình công.
Giải quyết tranh chấp lao động và đình công là trách nhiệm của cơ quan chức năng quản lý nhà nước về lao động. Lực lượng Bảo vệ pháp luật có nhiệm vụ tham gia giải quyết, phát hiện những kẻ quá khích hoặc những kẻ kích động, lợi dụng đình công phục vụ ý đồ xấu gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị của xã hội. Do đó, khi nắm được tình hình các doanh nghiệp lực lượng Bảo vệ pháp luật có thể tham mưu cho UBND cùng cấp và các cơ quan khác để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Đi sâu tìm hiểu về các hoạt động sản xuất kinh doanh và tình trạng vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại TPHCM.
- Phát hiện và đấu tranh với các âm mưu và thủ đoạn kích động công nhân đình công, những thủ đoạn lợi dụng đình công để gây rối về an ninh trật tự làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị.
- Phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật lao động xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của NLĐ.
- Phát hiện và kịp thời ngăn ngừa các hành vi liên thông giữa các doanh nghiệp tạo nên tình trạng đình công ở hàng loạt doanh nghiệp trong cùng một thời điểm, những hành vi manh động trong quá trình đình công như hành hung, đập phá máy móc, gây rối trật tự công cộng, trật tự giao thông.
- Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn tranh chấp mới phát sinh giữa NLĐ và NSDLĐ để giúp cơ quan hữu quan có biện pháp hòa giải những mầm mống có khả năng xảy ra, đặc biệt là đình công trái pháp luật.
Có như vậy khi xảy ra đình công lực lượng Bảo vệ pháp luật Thành phố sẽ nhanh chóng triển khai lực lượng giữ vững ổn định trật tự, tham mưu cho quận, huyện, các cơ quan quản lý nhà nước (Liên đoàn Lao động thành phố, phòng Lao động quận huyện…) giải thích vận động công nhân không nên đình công tự phát và thống nhất các biện pháp xử lý.
Mỗi cơ quan chức năng khi tham gia giải quyết đình công đều cần phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và kết hợp chặt chẽ với các cơ quan khác, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến cho vụ đình công kéo dài gây thiệt hại cả về vật chất và tinh thần cho NLĐ và NSDLĐ. Đối với cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình giải quyết đình công phải cố gắng thực hiện hết trách nhiệm của mình giữ vững ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Muốn vậy, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề như:
- Chủ động, trực tiếp nắm tình hình trong NLĐ, CĐCS, các doanh nghiệp từ đó xác định rõ nguyên nhân xảy ra và có sự đánh giá về tình hình đình công để thực hiện tốt công tác tham mưu cho các cơ quan hữu quan đề ra phương hướng giải quyết.
- Thành lập tổ bảo vệ từ cấp Quận trở lên để hướng dẫn lực lượng bảo vệ của các doanh nghiệp ổn định tình hình trật tự, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp và bảo vệ NLĐ, không để tình trạng kích động lôi kéo công nhân lao động đình công.
- Tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng không tham gia các vụ đình công trái pháp luật, không được có hành động manh động khi đình công xảy ra. Cần phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc phân tích sự lợi hại của đình công, phân tích đúng sai để nhân dân hiểu và cùng tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp.
- Điều tra xử lý một cách nhanh chóng những vụ việc vi phạm pháp luật như: giới chủ hành hung, xúc phạm danh dự, xúc phạm nhân phẩm, hoặc đập phá máy móc, gây rối trật tự công cộng… góp phần ổn định tình hình.
- Kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện BLLĐ, Luật Công đoàn, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,… tại các Công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước (đặc biệt là các Công ty, doanh nghiệp có vốn ĐTNN) và xử lý nghiêm khắc các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật. Đồng thời, ghi nhận các ý kiến của công nhân