Đổi mới hệ thống chính sách lao động đối với ngƣời lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 122 - 123)

- Những cuộc họp định kỳ giữa lãnh đạo doanh nghiệp và Công đoàn sẽ giúp xác định và đáp ứng những tâm tư nguyện vọng của NLĐ trước

3.2.6. Đổi mới hệ thống chính sách lao động đối với ngƣời lao động

Để ngăn ngừa đình công Nhà nước ta cần tích cực, chủ động nghiên cứu, từng bước hoàn thiện các chính sách xã hội và chính sách động viên khuyến khích tinh thần lao động đối với công nhân lao động, không ngừng chăm lo vật chất, tinh thần cho công nhân nhằm tạo ra những triển vọng và phát triển mới cho công nhân và xây dựng được niềm tự hào đối với công nhân và để tạo sự gắn bó và trung thành với doanh nghiệp, nỗ lực vươn lên trong lao động, cống hiến ngày càng nhiều sức lực, trí tuệ cho doanh nghiệp góp phần xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh.

Muốn vậy, cần đổi mới và thực hiện nghiêm túc một số chính sách lao động đối với công nhân, trong đó cần chú ý những chính sách sau:

- Chính sách lao động và việc làm: khuyến khích và tôn vinh các nhà đầu tư, nhà kinh doanh đứng ra thành lập doanh nghiệp, thu hút được nhiều lao động, tạo được nhiều việc làm theo đúng pháp luật.

- Chính sách tiền lương, thu nhập và các chế độ BHXH, BHYT. Tiền lương phải đảm bảo cho NLĐ đủ sức tái sản xuất lao động, chi trả nhiều nhu cầu cần thiết và ít nhất nuôi được một người con đi học. Tiền lương gắn với năng suất và kết quả lao động, chấp nhận chế độ phụ cấp thất nghiệp để chuyển những công nhân không đảm bảo yêu cầu ra khỏi dây chuyền sản xuất và đi tìm việc nơi khác.

- Có chính sách đào tạo và nâng cao tay nghề, coi đó vừa là trách nhiệm vừa là nhiệm vụ của NLĐ và NSDLĐ. Cải cách hệ thống đào tạo, coi trọng đào tạo nghề với tỷ trọng cao hơn nhiều lần so với Đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nghề và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế tổ chức đào tạo nghề, Nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề để cung cấp cho các cơ sở dạy nghề của các thành phần kinh tế. Nội dung đào tạo nghề bao gồm cả giáo dục chính trị, giác ngộ và bản lĩnh của giai cấp công nhân, bồi dưỡng các kiến thức hiện đại và tay nghề, rèn luyện tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật cao.

- Đưa chính sách nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe, an toàn lao động thành một nội dung bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao thể chất và trình độ văn hóa của công nhân lao động.

- Hiện nay, trong hệ thống các chính sách đối với NLĐ, đặc biệt cần quan tâm tới chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý, đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong đó, công nhân lao động chẳng những phải được hưởng tiền công theo giá trị lao động tất yếu của mình, mà còn được hưởng một phần giá trị lợi nhuận do họ góp phần tạo ra. Bên cạnh đó, cần chú trọng chính sách nhà ở, BHXH, bảo hộ lao động, chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng chống có hiệu quả tai nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp. Hơn nữa, cần mở rộng và tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, có các chính sách nhằm bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của công nhân lao động.

- Mặt khác, cần tổ chức chăm sóc tốt sức khỏe cho công nhân lao động, nhất là đối với lao động nữ, những người làm việc nặng nhọc, hoặc làm việc trong môi trường độc hại. Phát triển và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngành nghề, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với NLĐ, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, các tệ nạn xã hội nhằm bảo đảm cho các chính sách được thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)