Về tiền lƣơng, tiền công trên thị trƣờng lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 51 - 53)

+ Tiền lương tại các doanh nghiệp hoạt động ngoài khu chế xuất - khu công nghiệp

Qua khảo sát thu nhập của cán bộ, viên chức, người lao động trên địa bàn thành phố, thu nhập của các khu vực như sau :

Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước là 1.573.938 đồng/người/tháng. Trong đó ngành công nghiệp có thu nhập bình quân là 1.592.250 đồng/người/tháng; ngành nông nghiệp có thu nhập bình quân chung là 1.227.744đồng/người/tháng; ngành thương mại dịch vụ 1.605.366 đồng/người/tháng.

Thu nhập bình quân người lao động làm việc trong các doanh nghiệp dân doanh (khảo sát tại 302 doanh nghiệp vừa và nhỏ) là 1.300.536 đồng/người/tháng.

Thu nhập bình quân khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : ngành công nghiệp là 972.000 đồng/người/tháng; ngành thương mại dịch vụ 2.389.000 đồng/người/tháng; các ngành khác 2.630.000 đồng/người/tháng.

+ Tiền lương tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất - khu công nghiệp

Thu nhập bình quân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.125.000 đ/tháng, trong đó tiền lương bình quân 945.000đ/tháng; các doanh

nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp là thu nhập bình quân 850.000 đ/tháng, trong đó tiền lương bình quân 650.000đ/tháng.

Ngoài việc tổ chức trả lương cho người lao động, đại bộ phận các doanh nghiệp đều tổ chức bữa ăn giữa ca cho người lao động. Riêng việc thực hiện chế độ tiền thưởng vào cuối năm, do quy định của pháp luật lao động, nên các doanh nghiệp nhà nước chủ động tiết kiệm quỹ lương để cuối năm có khoản tiền thưởng khá cho người lao động, bình quân từ 1 đến 2 tháng tiền lương. Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có quy định trả lương tháng 13 cho người lao động. Trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, đại bộ phận các doanh nghiệp có phần thưởng bằng tiền cho người lao động vào cuối năm, khoản tiền thưởng này chỉ ở mức 50% tiền lương tháng, nhất là trong các doanh nghiệp công nghiệp

+ Tiền lương của lao động quản lý

Đối với người lao động là người Việt Nam làm quản lý điều hành các doanh nghiệp cao từ 3 đến 5 lần mức lương bình quân trong doanh nghiệp.

Đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt nam có cơ chế trả lương riêng do các đối tác tự quy định, không nằm trong quy chế trả lương, trả thưởng của doanh nghiệp do các đối tác liên doanh tự thỏa thuận, như cao gần 15 đến 20 lần thu nhập của người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp.

+ Cơ chế tiền lương

Hiện nay cơ chế tiền lương giữa 3 khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định hết sức khác nhau. Mức lương tối thiểu áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao gấp 2,5 lần khu vực doanh nghiệp trong nước, tạo sự chuyển dịch lao động rất đáng kể từ khi nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng khu vực nhà nước ổn định hơn, do có chính sách điều tiết riêng, các doanh

nghiệp làm ăn hiệu quả được áp dụng mức lương tối thiểu cao gấp 2 lần so với mức lương tối thiểu được nhà nước quy định.

Đối với người sử dụng lao động phần lớn vì mục đích lợi nhuận nên đã vi phạm các qui định của pháp luật lao động về tiền lương. Chi phí tiền công trong sản phẩm không hợp lý dẫn đến thực trạng một số doanh nghiệp sử dụng mức lương tối thiếu như một mức lương hợp pháp mang tính bình quân để trả cho mọi người lao động không phân biệt trình độ, điều kiện làm việc và năng suất lao động; nhưng ngược lại khi cần sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ trả mức lương cá biệt cao để thu hút lao động, trong khi khu vực nhà nước có cơ chế trả lương, trả thưởng do doanh nghiệp xây dựng theo quy định của nhà nước.

Đối với người lao động: do bị sức ép về việc làm mà phần lớn là lao động ở các Tỉnh, thành phố khác vào để có ngay việc làm, chỗ ở và thu nhập nên dễ chấp nhận tiền lương thu nhập thấp và chịu mọi thiệt thòi để tìm kế sinh sống tại thành phố. Sau đó, tiếp tục tìm những nơi mới có thu nhập cao hơn để di chuyển.

Nhìn chung chế độ chính sách tiền lương trong những năm qua mới chỉ tập trung đổi mới cơ chế tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước. Tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp tình hình thực hiện tiền lương rất phức tạp, thường vi phạm về trả lương làm thêm giờ và trả lương khi ngừng việc, cá biệt có một số doanh nghiệp chậm trả tiền công, tiền lương cho người lao động, không trả lương ngoài giờ cho người lao động vào các ngày nghỉ, kéo dài thời gian thử việc để trả lương thấp... Nhìn chung thu nhập của người lao động khu vực dân doanh thấp, thu nhập bình quân chung từ 850.000đ/người/tháng không đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nhất là đối với lao động nhập cư.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 51 - 53)