- Về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời lao động
2.2.5.1. Đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước
Tính đến cuối năm 2006, trên địa bàn TPHCM có 736 DNNN, thu hút
562.370 lao động, chiếm tỷ lệ 20,07% tổng số lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau.
Hầu hết các DNNN đều chú trọng phổ biến pháp luật lao động cho công nhân, viên chức, người lao động. NLĐ được hưởng tất cả những lợi ích, công bằng do Luật lao động Việt Nam quy định. Hơn nữa, 100% DNNN đều có tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn và các tổ chức xã hội khác. Vì vậy, quyền và lợi ích của NLĐ được coi trọng hơn các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, do chế độ “tập thể, công hữu”, công nhân trong DNNN thường không có trách nhiệm một cách tương xứng về vai trò của mình. DNNN lấy dạy nghề cho công nhân là vấn đề chủ đạo, nhưng không ít lao động trong được doanh nghiệp bỏ kinh phí để đào tạo, sau đó lại bỏ sang làm việc ở một công ty khác với mức lương cao hơn. Điều này gây ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển nhân lực và kinh doanh của họ, trong khi việc đòi bồi thường kinh phí đào tạo của NLĐ là không thể thực hiện được.
Hàng năm, các DNNN có sự chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho công nhân lao động thông qua các lớp học của Đảng hoặc CĐ và những hoạt động khác như: tổ chức thi tìm hiểu về Đảng, về BHXH, về BHYT, về truyền thống đơn vị,… Quy chế dân chủ trong DNNN được thực hiện thường xuyên, đây là điều kiện để NLĐ nâng cao nhận thức chính trị và phát huy quyền làm chủ của mình.
Tuy nhiên, do khó khăn trong kinh doanh nên một số DNNN không đóng BHXH cho công nhân, vi phạm các chế độ lao động của NLĐ. Trên thực tế, một bộ phận nhỏ trong khu vực Nhà nước không ký quỹ BHXH cho NLĐ gây ra nỗi lo đối với họ khi gặp rủi ro hiện tại và sự đảm bảo về đời sống sau khi mất sức và hết tuổi lao động. Hiện nay, khoảng 30% DNNN trên thành phố chưa thực hiện việc trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho NLĐ đúng như luật định, làm cho NLĐ bị thiệt thòi. Các tổ chức xã hội, tổ chức Đảng và Công đoàn hoạt động không có hiệu quả và không phát huy được vai trò của mình, việc thực hiện quy chế dân chủ chỉ ở mức hình thức hoặc chỉ “rầm rộ” lúc đầu gây ra nhiều bất lợi cho NLĐ.
Bên cạnh đó, việc áp dụng thang bảng lương trong DNNN theo quy định của Bộ Luật LĐ được coi là trở lại “sự cào bằng của thời bao cấp xưa”, bởi trên thực tế, nhiều DNNN dù làm ăn có lãi cũng không thể trả lương cho NLĐ. Chính điều này đang là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp phải tìm cách “lách luật”, thiếu trung thực với cơ quan thuế, dù theo họ “chúng tôi không muốn nói dối”.
Nhìn chung, quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ trong DNNN là quan hệ hợp tác, cộng tác XHCN. Thế nhưng, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, chế độ “tập thể, công hữu” trong DNNN đã bộc lộ nhiều mặt trái của nó nên đình công xảy ra trong một vài DNNN là điều khó tránh khỏi.