Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 108 - 111)

- Về giải quyết những vấn đề sau đình công

3.2.3. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân

Thế giới ngày nay đang vận động trong quá trình hội nhập, hợp tác và đấu tranh để phát triển. Nhiều thách mới được đặt ra cho Đảng và NLĐ. Chúng ta hội nhập một cách chủ động, không để bị hòa tan, mất bản sắc nhưng lại phải chấp nhận những luật chơi mới, chấp nhận cạnh tranh khi nền kinh tế còn chưa phát triển, điểm xuất phát thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế trong các mặt của đời sống xã hội. Đặt trong khung cảnh quốc tế đó, chúng ta cũng còn phải thừa nhận một thực trạng đáng lo ngại là uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng đối với NLĐ Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, chạy theo lợi ích riêng của cá nhân, tranh giành địa vị, quyền lợi gây mất đoàn kết nội bộ hoặc suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận Đảng viên. Hiện nay, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng xuất hiện đông đảo. Đây là nơi mà nhiều tổ chức quần chúng cũng như tổ chức Đảng cơ sở khó có điều kiện hiện diện và hoạt động một cách thuận lợi như trong DNNN, đang là thách thức đối với sự lãnh đạo và duy trì mối quan hệ của Đảng đối với giai cấp công nhân. Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế,

ngay cả trong các DNNN nơi có tổ chức Đảng, Đoàn, tổ chức xã hội khác mà để xảy ra đình công bất hợp pháp là một điều rất đáng tiếc. Do đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, ngăn chặn kịp thời những mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ lao động là một đảm bảo quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi của sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và dân tộc. Mặt khác, thời gian qua, một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã bước đầu xây dựng tổ chức Đảng. Do vậy đặt vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân trong tình hình hiện nay là cần thiết. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp chúng ta phải:

- Tiếp tục đổi mới, củng cố nhận thức về chính trị, vai trò của NLĐ trong điều kiện quốc tế hóa, toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức và tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Trên cơ sở đó, thể hiện vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân - giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến nhất.

- Đảng tiếp tục tác động toàn diện đến NLĐ, trong đó vấn đề mấu chốt là bảo đảm những quyền lợi cơ bản, thiết thân cho NLĐ. Vì Đảng, theo quan điểm thông thường là tổ chức chính trị của một giai cấp và Đảng của giai cấp nào thì bảo vệ quyền lợi cho giai cấp ấy, bao gồm một số vấn đề sau: Thông qua việc đổi mới, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống chính sách xã hội, pháp luật lao động để tạo chuyển biến, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần (tiền lương, thu nhập, dịch vụ, việc làm, các quyền dân chủ, khả năng hưởng thụ các thành tựu văn hóa, nâng cao trình độ,..) sao cho từng công nhân, NLĐ cảm nhận được về vai trò, quyền làm chủ, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình mà tăng thêm niềm tin và quan hệ gắn bó với Đảng, với chế độ.

- Tiếp tục phát triển các hình thức khen thưởng, biểu dương các cá nhân, tập thể – những đại diện ưu tú của giai cấp công nhân, vì những đóng góp của họ cho doanh nghiệp như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn,…. Đặc biệt phải coi trọng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp thông qua các tổ chức Công đoàn. Trong cơ chế mới của nền kinh tế, cần nhìn nhận tổ chức Công đoàn không chỉ là “cầu nối”, “bộ

truyền lực” mà còn là “đệm giảm xóc” cho những va chạm, xung đột phát sinh trong quan hệ lao động giữa một bên là NLĐ với một bên là NSDLĐ. Thông qua Công đoàn để tác động và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp là cách thức hiệu quả nhất bởi: trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng viên và tổ chức CĐCS Đảng không có điều kiện để hoạt động, do đó ảnh hưởng của Đảng đối với công nhân lao động là rất hạn chế. Và Công đoàn chính là một tổ chức góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng này, thông qua hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Công đoàn phản ánh đầy đủ, khách quan về tâm tư, nguyện vọng, trạng thái tâm lý v.v… của công nhân lao động đối với Đảng, động viên công nhân xây dựng, bảo vệ Đảng; đồng thời đưa các quan điểm, đường lối của Đảng đến với công nhân lao động. Bên cạnh đó, Đảng và Công đoàn cần đổi mới hình thức quan hệ trao đổi thông tin 2 chiều ở các cấp, đặc biệt là cần tổ chức những cuộc gặp gỡ, trao đổi về những vấn đề nóng bỏng đang nổi lên liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ và NSDLĐ.

Hơn nữa, Đảng cần tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để nâng thế và lực cho tổ chức Công đoàn trong các quan hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan khi triển khai hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; tạo diễn đàn cho Công đoàn trong các tổ chức Nhà nước ở các cấp, trước hết là Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, tỉnh, thành để phản ánh đầy đủ tình hình của công nhân lao động hiện nay và những đòi hỏi của họ. Về phần mình, Công đoàn phải chủ động sáng tạo trong việc chuyển hóa đưa cương lĩnh và các quan điểm của Đảng vào phong trào công nhân, đồng thời Công đoàn giúp cho công nhân lao động hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trong điều kiện mới cần coi trọng việc phát triển Đảng viên và CĐCS mạnh, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

- Đảng cần tiếp tục chỉnh đốn, đổi mới mạnh mẽ hơn về phương thức hoạt động, cần giải quyết có hiệu quả nạn tham nhũng, xử lý nghiêm khắc đối với những Đảng viên lợi dụng chức, quyền để tham nhũng, mưu cầu lợi ích

cá nhân,... nhằm xây dựng, nâng cao uy tín của Đảng tức là nâng cao khả năng, hiệu lực lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân.

Ngày nay, vấn đề đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân càng có tính thời sự hơn bao giờ hết, trên nhiều lĩnh vực, trong đó có đổi mới về phương pháp, nội dung, cơ chế lãnh đạo, củng cố phát triển quan hệ trực tiếp, gián tiếp của Đảng với giai cấp công nhân, tạo điều kiện để Công đoàn phát huy vai trò đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân, luôn định hướng chính trị đúng đắn để không xa rời hoặc đi ngược lại với những quyền và lợi ích của NLĐ, từng bước ngăn chặn dần tình trạng đình công.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)