Tình hình chung về đình công tại TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 63 - 64)

- Người SDLĐ thực hiện không đúng quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nhất là trong các doanh nghiệp may mặc, da giày, dù Chính phủ có

2.3.1.Tình hình chung về đình công tại TP Hồ Chí Minh

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ sáu, nhất là từ năm 1989 đến nay, thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế, cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta ngày càng phát triển rõ nét và mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Kinh tế quốc doanh được sắp xếp lại, giảm về số lượng, được tập trung theo mô hình mới cũng như đi vào cổ phần hóa; kinh tế tư nhân cá thể cũng phát triển với tốc độ nhanh, ra đời nhiều DNTN có qui mô lớn; kinh tế tư bản Nhà nước, trong đó các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đều phát triển với tốc độ khá nhanh.

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao và đa dạng cả về số lượng và chất lượng khiến cho các quan hệ lao động được nâng lên một bước mới theo yêu cầu phát triển nền sản xuất hàng hóa nước ta nhưng bên cạnh đó, cũng đồng thời phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ mà đỉnh cao là những cuộc đình công với tính chất ngày càng gay gắt và phức tạp.

Tại TPHCM, từ năm 1989 về trước không xảy ra vụ đình công nào. Vụ đình công đầu tiên xuất hiện vào năm 1990 tại một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Năm 1991 xảy ra 1 vụ đình công tại một doanh nghiệp liên doanh. Năm 1992 xảy ra 6 vụ (5 ở doanh nghiệp liên doanh và 1 ở doanh nghiệp gia công hàng cho nước ngoài). Năm 1993 đã tăng lên 17 vụ, trong đó có 5 vụ ở DNTN, 3 vụ ở doanh nghiệp liên doanh, 3 vụ ở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và 6 vụ ở doanh nghiệp gia công hàng cho nước ngoài). Đặc biệt từ năm 1994 đã bắt đầu xuất hiện các vụ đình công ở các doanh nghiệp nhà nước (6/28 vụ ). Từ đó trở đi, các vụ đình công liên tục xảy ra với quy mô ngày càng lớn. Tính chung từ năm 1990 đến tháng 9 năm 2008, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 890 vụ đình công ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Những vụ đình công xẩy ra đã gây hậu quả xấu cho cả doanh nghiệp, NLĐ và NSDLĐ. Đồng thời với gần 900 vụ đình công xảy ra trong những năm qua đã khiến đình công của NLĐ

trở thành một hiện tượng xã hội nóng bỏng, tạo sự chú ý rất lớn từ dư luận trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 63 - 64)