Về những thuận lợi:

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 45 - 50)

Một là, Thành phố đạt mức tăng trưởng sản phẩm xã hội nội địa bình quân 11%/năm, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Trong đó tăng

trưởng trong khu vực công nghiệp và xây dựng luôn có tốc độ tăng nhanh, bình quân 12,6%/năm; tăng trưởng trong khu vực dịch vụ bình quân là 8,9%/năm; nông nghiệp tăng bình quân 6%/năm.

Hai là, Sự phát triển nhanh của các loại hình doanh nghiệp đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho lao động của thành phố và các tỉnh thành trong khu vực.

Ba là, Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp hiện chỉ còn 6,3% tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố và chỉ chiếm 25% số lao động đang sinh sống ở nông thôn. Năng suất lao động chung của các ngành kinh tế của Thành phố tăng bình quân 8,5%/năm.

- Những hạn chế:

Thành phố phát triển nhanh các ngành thâm dụng lao động nên lao động thành phố không đáp ứng kịp thời, trên 80% lao động làm việc trong ngành xây dựng, may mặc, giày da đều là lao động nhập cư đến từ các tỉnh, thành trong cả nước.

Thu nhập giữa các khu vực kinh tế có sự chênh lệch lớn dẫn đến lao động tại chỗ không muốn vào làm việc trong khu vực công nghiệp cường độ lao động cao, thu nhập lại thấp.

2.2.2. Về dân số và lao động thành phố Hồ Chí Minh

Theo thống kê của Cục Thống kê thành phố, vào thời điểm 31/12/2006, dân số thường trú trên địa bàn thành phố là 6.424.519 người bao gồm 5.387.338 người ở các quận và 1.037.181 người ở các huyện, tổng số người trong độ tuổi lao động là 4.135.873 chiếm 67,61% dân số.

Trong tổng số dân thực tế cư trú tại thành phố có 1.844.548 người diện cư trú KT3, KT4 đến từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước chiếm tỷ lệ 30,1%. Với tỷ lệ tăng cơ học 2,33% năm, số người nhập cư đến thành phố trong các năm qua tăng nhanh. Lao động nhập cư sống tập trung ở các quận ven đô, quận mới và xung quanh các khu chế xuất - khu công nghiệp, trong

đó tập trung nhiều nhất ở các quận 7, 12, Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức, Tân Bình, Tân Phú.

2.2.3. Cơ cấu lao động đang làm việc của thành phố

Tổng số lao động đang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố có 2.802.054 người, chiếm tỷ lệ 67,75% tổng số người trong độ tuổi lao động.

- Lao động làm việc chia theo thành phần kinh tế:

+ Trong khu vực nhà nước gồm cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước chiếm 20,07% (562.370 người)

+ Trong khu vực ngoài quốc doanh bao gồm kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh hộ gia đình, sản xuất kinh doanh cá thể chiếm 66,09 % (1.851.877 người).

+ Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu chế xuất - khu công nghiệp chiếm 13,84% (387.807 người).

Bảng 2.1.Thống kê số lượng lao động trong ngành công nghiệp

Thành phần kinh tế 2002 2003 2004 2005 Tổng số 809.219 897.848 980.232 1.091.299 1. Kinh tế nhà nước 155.917 162.492 166154 168.357 - Trung ương 107.999 112.599 117.740 120.748 - Địa phương 47.918 49.893 48.414 47609 2. Kinh tế tập thể 3.173 4.339 4.557 5284

3. Kinh tế tư nhân 246.387 287.447 333.092 390.585 4. Kinh tế cá thể 197.022 187.916 181.803 181.628 5. Kinh tế có vốn đầu tư NN 206.720 255654 294626 345.444

Bảng 2.2. Số lượng lao động trong ngành thương mại dịch vụ

Thành phần kinh tế 2002 2003 2004 2005

Tổng số 499.727 529.441 637.362 668.400

1. Kinh tế Nhà nước 44.511 46.341 45.800 5.500 2. Kinh tế tập thể 3.815 5.276 5.306 5.400 3. Kinh tế tư nhân 101.967 132624 145.695 155.000 4. Kinh tế cá thể 333.104 329.624 424.511 446.000 5. Kinh tế có vốn đầu tư NN 15.289 15622 16.050 16.500

Bảng 2.3. Số lượng lao động trong ngành xây dựng

Thành phần kinh tế 2002 2003 2004 2005

Tổng số 130.057 133.758 143.580 165.657

1. Kinh tế Nhà nước 70.391 59337 48.798 49.192

2. Kinh tế tập thể 305 227 80 119

3. Kinh tế tư nhân 56.675 72.570 93.121 114.894

4. Kinh tế cá thể 0 0 0 0

5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

2.686 1.624 1.581 1.452

Bảng 2.4. Số lượng lao động trong ngành vận tải kho bãi và thông tin liên lạc

Thành phần kinh tế 2002 2003 2004 2005

Tổng số 91.315 87.931 86.065 86.433

1. Kinh tế Nhà nước 35.071 39.962 34.591 34.583 2. Kinh tế ngoài nhà nước 53.211 45318 48633 48.960

Số lao động đang làm trong các khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố là 202.988 người, trong đó trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 155.625 lao động.

2.2.4. Đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh Chí Minh

Đại bộ phận lao động làm việc trong các doanh nghiệp đều có trình độ văn hóa thấp, chưa qua đào tạo, nên tác phong công nghiệp còn kém, dễ bị lôi kéo, không lập trường vững vàng, dễ dàng nghỉ việc để tìm việc làm mới có thu nhập cao hơn.

Lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư nước ngoài chưa được quan tâm bồi dưỡng pháp luật nhất là chưa hiểu biết rõ ràng những quyền và nghĩa vụ cơ bản được quy định trong pháp luật lao động. Riêng lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước được quan tâm hơn, thường xuyên được phổ biến, giáo dục, học tập những kiến thức pháp luật.

Đại bộ phận lao động trong các doanh nghiệp đều chưa muốn tham gia tổ chức công đoàn, vì vai trò của tổ chức công đoàn không thể hiện rõ nét, luôn đứng về giới chủ. Khi có chuyện bức xúc trong việc cư xử không công bằng thường họ chia sẻ với những bạn đồng nghiệp, không muốn chia sẻ với tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp. Đây là điểm mấu chốt cho những tranh chấp lao động tập thể thường xảy ra trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, nhất là các doanh nghiệp tập trung nhiều lao động tỉnh.

Người lao động làm việc trong môi trường lao động chưa được cải thiện đúng mức, đời sống tinh thần vật chất chưa được quan tâm, cá biệt có một số ngành nghề người lao động luôn làm việc trên 10 đến 12 giờ mỗi người trong điều kiện lao động ngột ngạt, nhưng thu nhập lại thấp so với các ngành kinh tế khác.

Tỷ lệ lao động từ các tỉnh khác đến làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp luôn chiếm tỷ lệ cao trên 60%. Đa số đều có cuộc sống tạm bợ,

thu nhập không ổn định nên dễ phát sinh những tiêu cực, dễ bị lôi kéo và bị kích động.

Đại bộ phận người lao động chưa hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình khi vào làm việc trong các doanh nghiệp, nên dễ bị chèn ép.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 45 - 50)