Mặt tiêu cực

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 79 - 80)

- Về giải quyết những vấn đề sau đình công

2.4.2. Mặt tiêu cực

Bên cạnh những mặt tích cực thì đình công có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến tình hình an ninh trật tự, môi trường đầu tư và gây thiệt hại về kinh tế – xã hội cho cả phía NLĐ lẫn NSDLĐ trong doanh nghiệp.

Đình công xảy ra làm cho tình hình an ninh trật tự mất ổn định, gây ra sự náo loạn, khó quản lý xã hội, xuất hiện nhiều phần tử xấu lợi dụng để kích động, lôi kéo công nhân gây rối, đập phá máy móc, tài sản của doanh nghiệp,… qua đó, làm trì hoãn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp vào hoàn cảnh khó khăn, bởi hầu hết các loại hình doanh nghiệp đều hoạt động theo dây chuyền sản xuất, do đó khi đình công xảy ra, một dây chuyền ngưng hoạt động sẽ ảnh hưởng tới các dây chuyền khác, lúc này thiệt hại xảy ra rất lớn cho NSDLĐ. Nhưng bên cạnh đó, những công nhân đình công lại cũng rất lo sợ có thể bị đuổi việc, bị chèn ép,… thậm chí nếu cuộc đình công là bất hợp pháp thì trách nhiệm lại thuộc hoàn toàn về NLĐ,… từ đó làm ảnh hưởng tới sự lành mạnh của đời sống chính trị của công nhân lao động.

Hiện nay, tuy chưa có cơ quan chuyên môn nào thống kê về những thiệt hại cụ thể do đình công gây ra nhưng sự thiệt hại đó là hiển nhiên. Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì đình công là một hiện tượng phức tạp gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, thậm chí nó còn có thể đưa nền kinh tế của đất nước tới chỗ bị “loại trừ” ra khỏi qui luật cạnh tranh gay gắt trên thương trường quốc tế nếu bị lạm dụng,…

Hơn nữa, đình công còn gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội, tạo ra những dư luận không tốt trong xã hội. Sự ảnh hưởng đó không chỉ ở phạm vi trong nước mà

lan ra cả nước ngoài và làm cho “bầu không khí” của môi trường đầu tư bị vẩn đục. Thực tế hiện nay, tình trạng đình công của công nhân, lao động trong doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã gây ra những diễn biến tâm lý gay gắt giữa NLĐ và NSDLĐ (đối tác nước ngoài) và những thiệt hại nặng nề về vật chất, thời gian và uy tín của doanh nghiệp khiến cho các đối tác nước ngoài rất e ngại việc đầu tư vào Việt Nam, vì thế làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng cũng không ít những nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để thông qua đình công nhằm mục đích thao túng thị trường Việt Nam, từng bước lấn chiếm dần vị trí “chủ đạo” của khu vực kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế Việt Nam. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế mà còn làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị của Việt Nam.

Đình công có tác động tích cực và tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, nếu đình công không đúng pháp luật, tính tích cực giảm đi rất nhiều và để lại hậu quả tiêu cực lớn hơn. Và nhất là, nếu đình công bị lạm dụng, bị kẻ xấu kích động sẽ khó lường được hậu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chính trị. Lúc đó ý thức chính trị của công nhân tham gia đình công bị hạ thấp và ảnh hưởng chung đến sự ổn định chính trị xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)