THỰC TRẠNG ĐÌNH CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 VÀI NÉT VỀ KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 42 - 45)

2.1. VÀI NÉT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NƠI CÓ CÁC CUỘC ĐÌNH CÔNG ĐƢỢC NGHIÊN CỨU

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10 0 10 – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0

22 – 106 054kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh; Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; Đông Nam giáp Bà Rịa -Vũng Tàu; Tây và Tây Nam giáp các tỉnh Long An và Tiền Giang.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.

Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khóa VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh. Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” - đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hóa riêng góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng. Đặc trưng văn hóa của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hóa phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn.

Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm.

Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học.

Với vai trò đầu tàu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước.

Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hóa khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095,01 km2, chiếm 0,6% diện tích và 6.239.938 người, chiếm 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế và luôn có tổng sản phẩm trong nước lớn nhất cả nước. Nếu như năm 2000 tổng sản phẩm trong nước của thành phố là 75.862 tỷ VNĐ thì đến năm 2005 tăng lên 169.559 tỷ VNĐ. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố thường chiếm khoảng 1/3 GDP của cả nước.

Thành phố là trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn. Giá trị sản lượng công nghiệp thành phố năm 2006 là 285,214 ngàn tỷ VNĐ, chiếm trên 40% giá trị sản lượng công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ và khoảng 25% của cả nước. Kinh tế quốc doanh vẫn giữ vị trí chi phối, đóng góp 45% GDP. Dịch vụ thương mại chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố luôn lớn nhất so với cả nước, do đó nhu cầu về lao động cũng luôn cao nhất.

Thành phố là một trong những địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành.

Số dự án đầu tư của nước ngoài vào thành phố luôn chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước.

Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Thành phố có hệ thốngchợ và siêu thị khá lớn.

Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh với 916 khách sạn và cơ sở lưu trú (số liệu 2006). Lượng khách quốc tế do các cơ sở lưu trú phục vụ năm 2006 lên đến 2.975.000 lượt người. Khách do các cơ sở lữ hành phục vụ tới 1.736.000 lượt người. Kể từ năm 1990 đến 2007, doanh thu du lịch của thành phố luôn chiếm từ 28% đến 35% doanh thu du lịch cả nước. Riêng năm 2006, doanh thu của ngành du lịch thành phố đạt 2.017 tỷ VNĐ.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.

Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và sự phát triển của cả nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đình công tại thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ ) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)