Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP LUẬT THÁI NGUYÊN
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên
2.3.1. Thực trạng phương pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, tác giả sử dụng phương pháp sau: dùng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với các LLGD tham gia công tác GDĐĐNN, phân tích kết quả rèn luyện của HS; quan sát hoạt động của các LLGD và HS.
Hệ thống các cách quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh được khảo sát bao gồm:
1. GDĐĐNN thông qua giảng dạy các môn chuyên ngành.
2. Thông qua dạy các môn Chính trị, Kỹ năng giao tiếp.
3. Nói chuyện ngoại khóa về nghề; đặc điểm là ngành tư pháp.
4. Tổ chức các tọa đàm về ngành tư pháp.
5. Thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ pháp luật, tư pháp thường xuyên.
6. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội.
7. Thông qua hoạt động Đoàn, Hội HS.
8. Tham quan, học tập các cơ sở văn phòng công chứng, văn phòng chứng thực, công tác hộ tịch - tư pháp của UBND cấp xã, huyện.
9. Xây dựng môi trường luật có tính kỷ luật cao.
10. Thông qua quá trình HS tự giáo dục, rèn luyện.
Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các biện pháp GDĐĐNN cho HS trên các LLGD và HS được thể hiện trong bảng sau:
63
Bảng 2.9. Thực trạng mức độ quản lý GDĐĐNN HS luật Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên
Các phương
thức quản lý
Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %
1 63 42,00 52 34,67 35 23,33
2 62 41,33 70 46,67 18 12,00
3 75 50,00 49 32,67 26 17,33
4 68 45,33 75 50,00 7 4,67
5 85 56,67 47 31,33 18 12,00
6 55 36,67 65 43,33 30 20,00
7 54 36,00 67 44,67 29 19,33
8 60 40,00 60 40,00 30 20,00
9 84 56,00 56 37,33 10 6,67
10 78 52,00 45 30,00 27 18,00
Nhận xét: Phân tích bảng số liệu tác giả nhận thấy:
+ Các phướng pháp được HD đánh giá là sử dụng nhiều nhất là “5.
Thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ pháp luật, tư pháp thường xuyên” có tới 56,67%. Điều này chứng tỏ công tác rèn luyện nghiệp vụ pháp luật, tư pháp thường xuyên được các LLGD trong nhà trường rất quan tâm, chú ý và đánh giá cao. Thông qua phương pháp này, nhà trường muốn tạo ra tính liên tục trong việc nâng cao nhận thức, thái độ, kỹ năng nghề cho HS trong chính quá trình học tập, rèn luyện của HS tại trường trung cấp Luật.
+ Hai biện pháp được sử dụng khá thường xuyên là “9. Xây dựng môi trường luật có tính kỷ luật cao” chiếm 56%; “10. Thông qua quá trình HS tự giáo dục, rèn luyện” chiếm 52%. Điều này chứng tỏ các LLGD trong nhà
64
trường muốn xây dựng môi trường thực hiện tuân thủ pháp luật để HS có điều kiện rèn luyện tốt. Các LLGD trong nhà trường đánh giá vai trò chủ động và sáng tạo của HS trong công tác GDĐĐNN là rất cao; họ muốn biến quá trình giáo dục - đào tạo thành tự giáo dục - đào tạo của HS. Trò chuyện trực tiếp với các GV, tác giả được biết nguyện vọng của họ về xây dựng môi trường có tính kỷ luật cao, khác với những môi trường khác để HS bước vào môi trường này sẽ tích cực, tự giác thay đổi bản thân, hành vi, cử chỉ, lời nói. Đây chính là hành trang khởi đầu cho việc hành nghề sau này của HS.
+ HS cũng đánh giá tương đối cao việc các LLGD coi trọng và sử dụng khác thường xuyên các biện pháp “3. Nói chuyện ngoại khóa về nghề; đặc điểm là nghề tư pháp” chiếm 50%; “4. Tổ chức các tọa đàm về ngành tư pháp” chiếm 45,33%. Các LLGD cho rằng tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khóa về nghề của HS sau này sẽ giúp HS vừa hiểu công tác nghiệp vụ, biết tình huống thực tế nhiều hơn, có tác dụng rất lớn trong việc khơi dạy ở HS lòng đam mê, lòng tự hào về ngành tư pháp. Khi được phỏng vấn, các LLGD và HS đều thống nhất cho rằng nhà trường luật cần tổ chức các ngày kỷ niệm về ngành trọng thể hơn nữa, mang ý nghĩa giáo dục hơn và nhiều hình thức phong phú hơn để phát huy sức mạnh của phương pháp này.
+ HS cho rằng LLGD sử dụng tương đối thường xuyên một số biện pháp
“1. GDĐĐNN thông qua giảng dạy các môn chuyên ngành” chiếm 42%; “2.
Thông qua dạy các môn Chính trị, kỹ năng giao tiếp” chiếm 41,33%. Các phiếu điều tra cho thấy các LLGD đánh giá rất cao các biện pháp này, đồng thời HS cũng cho biết các môn trên HS đều có thời lượng học tập bắt buộc trong chương trình. Có thể do đó mà các GV có thể thường xuyên sử dụng chúng để GDĐĐNN cho HS với tùy khả năng của mỗi người và môn học.
+ Có một số biện pháp HS đánh giá mức độ thực hiện ít được sử dụng là
“6. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội” chiếm 36,67%; “7. Thông qua hoạt động Đoàn, Hội HS” chiếm 36%; “8.
65
Tham quan, học tập các cơ sở văn phòng công chứng, văn phòng chứng thực, công tác hộ tịch - tư pháp của UBND cấp xã, huyện” chiếm 40%.
Các LLGD được hỏi về lý do mà nhà trường ít sử dụng các phương pháp trên cho rằng: vì thời gian đào tạo toàn khóa ngắn, mà thời gian trang bị lý thuyết, nghiệp vụ chính của HS trên lớp theo chế độ học nên khó sắp xếp thời gian sinh hoạt chung. GV cho rằng phương pháp này khó thực hiện khi họ chỉ đảm nhận các môn chuyên ngành, trách nhiệm này chủ yếu là của GV chuyên trách. Phương pháp GDĐĐNN cho HS qua tham quan, học tập ở cơ sở khác cũng có ít thời gian mà phải theo đúng tiến độ đào tạo, cần có sự cho phép và liên hệ trước với khá nhiều thủ tục với GV và HS thì điều này không dễ dàng, hoặc có làm rất tốn kém thời gian và công sức.
Tóm lại: Thực trạng sử dụng các phương pháp quản lý GDĐĐNN hiện nay có thể đánh giá tổng quát là tương đối tốt. Tuy nhiên, mức độ sử dụng một số phương pháp còn chưa thường xuyên là do rất nhiều lý do mang tính khách quan.
2.3.2. Thực trạng về mức độ tham gia GDĐĐNN của các LLGD trong nhà