Lồng ghép nội dung GDĐĐNN cho HS với nội dung các môn văn hoá

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 86 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Lồng ghép nội dung GDĐĐNN cho HS với nội dung các môn văn hoá

a. Mục đích:

Việc lồng ghép những nội dung liên quan của ĐĐNN nghề tư pháp trong nền KTTT với việc giảng dạy các môn học nhằm làm cho các môn học phong phú, không xa rời thực tiễn sinh động. HS luật sẽ nắm được mặt tích cực và tiêu cực của nền KTTT, có ý thức rèn luyện khả năng sáng tạo, chủ động phòng tránh những tác động tiêu cực của nền KTTT đối với quá trình tự giáo dục, rèn luyện của HS.

b. Nội dung:

Thực chất GDĐĐNN cho HS luật không được sắp xếp thành môn học chính khoá trong Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên, nó được thực hiện lồng ghép và tích hợp thông qua nhiều hoạt động khác nhau, mà trong đó giảng dạy các môn học là một hoạt động quan trọng.

Hệ thống môn học trong trường được chia thành một số bộ phận: Những môn học cơ bản, chuyên ngành, những môn học nghiệp vụ. Việc giảng dạy các môn học này có ý nghĩa khác nhau trong viêc hình thành các phẩm chất ĐĐNN cho HS. Vấn đề đặt ra không phải là môn học này quan trọng hơn môn học kia trong việc GDĐĐNN, mà điều quan trọng là giáo viên cần ý thức đúng đắn tính chất tích hợp chứa đựng trong mỗi môn học và có ý thức tự giác giáo dục, hình thành cho các em những phẩm chất ĐĐNN cần có của người làm công tác pháp luật.

81

Việc khai thác có hiệu quả sự kết hợp giáo dục đạo đức và hoạt động giảng dạy các môn học là cần thiết nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức đạo đức và thái độ đúng đắn đối với các chuẩn mực đạo đức cho HS, và đạo đức nghề nghiệp cho HS.

Giáo dục thông qua việc dạy học các môn học làm cho HS tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, giúp các em định hướng đúng trước những hiện tượng xã hội (tốt, xấu) để lựa chọn cách thức ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức.

Các môn như triết học, tâm lý giáo dục, pháp luật đại cương có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, bổn phận đạo đức của người công dân… Qua môn học này HS sẽ có thái độ tự giác chấp hành những phẩm chất đạo đức, coi chúng như là những chuẩn mực đạo đức mà mỗi công dân cần thực hiện nghiêm túc.

Các môn nghệ thuật, thể dục thể thao tạo cơ hội để HS phát triển óc sáng tạo, thể hiện được sự xúc động và trải nghiệm của mình.

Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS phải được thống nhất đồng bộ trong tất cả các môn học ở trường trung cấp Luật, phải được tất cả các giáo viên nhận thức một cách đúng đắn, đặc biệt phải tận dụng khả năng đặc thù của các môn học, như môn giáo dục học, tâm lý học, phương pháp giảng dạy bộ môn… Kết hợp giáo dục đạo đức trong bài giảng phải hài hoà, tế nhị. Sự kết hợp quá gò bó, rập khuôn máy móc, hình thức dễ dẫn đến nhàm chán không mang lại hiệu quả giáo dục.

Bên cạnh đó phải chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng nội dung kết hợp giáo dục đạo đức phù hợp với môn học, tích hợp việc giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị thành một tiêu chí đánh giá xếp loại giờ giảng của giáo viên các môn học.

c. Cách thức tổ chức:

+ Lựa chọn những nội dung thích hợp, có liên quan tới ĐĐNN trong nền KTTT.

82

+ Xác định khả năng lồng ghép của mỗi môn học; tích cực lồng ghép, tích hợp các nội dung GDĐĐNN cho HS vào các nội dung của các môn học một cách khéo léo, tinh tế.

+ Gắn nội dung giảng dạy các môn học với thực tiễn giảng dạy ở nhà trường phổ thông.

d.Những chú ý khi thực hiện

+ Cho HS thường xuyên nắm bắt đưực những yêu cầu mới của thực tiễn công tác tư pháp, pháp luật và giáo dục.

+ Tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên với cơ quan nhà nước và thực tiễn xây dựng, phát triển của đất nước, địa phương; không lảm mất đi lôgic của môn học.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)