8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Yêu cầu của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
- Quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh. Triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành Giáo dục.
+ Giáo dục chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho học sinh theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh gắn với chuẩn đầu ra của mỗi ngành, nghề đào tạo;
+ Tiếp tục tổ chức thi Olympic các môn lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và môn Giáo dục Chính trị cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp;
+ Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của đảng viên là học sinh nhằm tạo động lực phấn đấu trong toàn thể học sinh.
- Quản lý việc đổi mới nội dung, phương pháp công tác học sinh phù hợp với đào tạo theo hệ thống tín chỉ và yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo.
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về công tác học sinh và nội quy, quy định của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ;
+ Tổ chức nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý học sinh, phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn, Hội, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh phù hợp với đặc điểm đào tạo theo hệ thống tín chỉ;
+ Tổ chức, định hướng, hỗ trợ để phát triển hệ thống các câu lạc bộ nghề nghiệp, công tác xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao trong học sinh. Xây dựng tiêu chí đánh giá rèn luyện của học sinh thông qua các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và hoạt động câu lạc bộ;
+ Tăng cường triển khai việc tự đánh giá của học sinh và tự đánh giá công tác học sinh của nhà trường.
32
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong học sinh:
+ Đổi mới hình thức, phương pháp và nội dung tuyên truyền, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của HS; chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng để học sinh tự phòng tránh các vấn đề tiêu cực ngoài xã hội;
+ Hoàn thiện cơ chế phối hợp, phân định rõ trách nhiệm của nhà trường, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương và gia đình học sinh, doanh nghiệp trong công tác quản lý, GDĐĐNN học sinh.
- Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm; tư vấn, hỗ trợ học sinh về phương pháp học tập, kỹ năng xã hội, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn công việc sau khi tốt nghiệp;
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác học sinh:
+ Tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác học sinh, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của các đơn vị thực hiện công tác học sinh trong các nhà trường trung cấp chuyên nghiệp;
+ Rà soát chức năng, nhiệm vụ để kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác học sinh tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo và các nhà trường đảm bảo thực hiện tốt các nội dung công tác học sinh;
+ Tiếp tục tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác học sinh trong các nhà trường theo từng chuyên đề; tổ chức hội nghị tuyên dương điển hình, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các nhà trường; tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm quản lý công tác học sinh tại các nước trong khu vực và quốc tế.
* Mục tiêu GDĐĐNN cho học sinh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp
- Về nhận thức: Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung các chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp thời kỳ mới, phù hợp vối yêu cầu của sự phát triển của xã hội đồng thời có những hiểu biết về Hiến pháp và pháp luật.
33
- Về thái độ: Có thái độ đúng đắn đối với các quy phạm đạo đức; có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc; có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức trong xã hội; có thái độ đúng đắn với hành vi đạo đức của bản thân.
- Về hành vi: Có hành vi đạo đức nghề nghiệp đúng đắn trong ứng xử, trong quan hệ xã hội; sống lành mạnh, trong sáng; tích cực đấu tranh với những biểu hiện của lối sống sa đọa, chạy thео đổng tiền, thờ ơ với các vấn đề của cuộc sống.
Nắm vững mục tiêu chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp không bị chệch không bị chồng chéo hoặc bỏ xót. Từ việc quán triệt mục tiêu mới có thể quán triệt được nội dung và các thành phần khác trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, làm cho quá trình giáo dục đồng bộ, thống nhất đáp ứng với nhu cầu xã hội.