8. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Về bản chất, quản lý GDĐĐNN là quá trình tác động có định hướng của chủ thế quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động GDĐĐ nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐNN.
Như vậy, quản lý GDĐĐNN là hoạt động điều hành công tác GDĐĐNN để làm cho đạo đức nghề nghiệp vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của nền giáo
25
dục, làm cho nhân cách thế hệ trẻ phù hợp với các yêu cầu xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Qua phân tích ở trên chúng tôi đi đến khái niệm quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp là các việc làm, các tác động cụ thể của chủ thể quản lý lên các khách thể quản lý nhằm làm cho hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp đạt được mục đích đã đề ra một cách hiệu quả nhất.
Như vậy, các hoạt động quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp là các cách thức tác động cụ thể của các nhà quản lý vào hệ thống bộ máy giáo dục, đãc biệt là các bộ phận phụ trách giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh nhằm làm cho quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp đạt hiệu quả tối ưu.
Quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải căn cứ vào nội dung, mục tiêu, phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp, từ đó làm cho quá trình quản lý công tác này hoạt động thông suốt, có hiệu quả. Các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp rất đa dạng và phong phú bao gồm cả quản lý lực lượng tham gia giáo dục, quản lý nội dung chương trình, quản lý các hoạt động, quản lý công tác đánh giá, xếp loại...