Yếu tố năng lực tư pháp

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 76 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3.Yếu tố năng lực tư pháp

Năng lực tư pháp của người cán bộ tư pháp - một bộ phận quan trọng trong các LLGD bao gồm một tổ hợp các năng lực khác nhau: Năng lực trình độ chuyên môn (bao gồm năng lực am hiểu pháp luật hiện hành, tri thức và tầm hiểu biết; năng lực chế biến tài liệu học tập; nắm vững kỹ thuật nghiệp vụ); năng lực tuân thủ (gồm năng lực ý thức kỷ luật, năng lực truyền đạt; năng lực giao tiếp ứng xử); năng lực tổ chức; năng lực thực tế (năng lực liên hệ, năng lực cập nhật thông tin, năng lực giải quyết, năng lực ứng phó). Người làm công tác tư pháp vừa là người tổ chức lao động cho cá nhân và tập thể. Mà người thầy trong điều kiện sư phạm khác nhau phải làm toát nên năng lực tư pháp, vừa đóng vai trò cán bộ tư pháp, vừa là người dẫn dắt thực tế truyền đạt kiến thức chuyên môn, vừa là hạt nhân để gắn HS thành tập thể, vừa là người tuyên truyền và liên kết, phối hợp các LLGD khác là tất yếu cần có trong năng lực tư pháp.

71

Cho nên năng lực tổ chức hoạt động của người thầy được thể hiện, trước hết ở chỗ tổ chức và cổ vũ HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của công tác dạy học và giáo dục ở trên lớp cũng như ở nhà trường. Trong nội khóa cũng như ngoại khóa cho HS cũng như tập thể của chúng.

Năng lực tổ chức hoạt động của người thầy còn thể hiện ở chỗ đoàn kết HS thành tập thể thống nhất, lành mạnh có kỷ luật, có nề nếp đảm bảo cho hoạt động của lớp diễn ra một cách thuận lợi, biến tập thể HS thành tổ chức làm công tác tư pháp thường trực.

Người thầy giáo có năng lực tổ chức hoạt động sư phạm không những biết tổ chức và đoàn kết HS mà còn biết tổ chức và vận động nhân dân, cha mẹ, HS và các tổ chức khác tham gia vào sự nghiệp giáo dục theo mục tiêu nhất định.

Sự hạn chế về năng lực tư pháp trong năng lực sư phạm là một trở ngại khó vượt qua nhất trong công tác GDĐĐNN. Sự hạn chế đó làm cho các LLGD không thể có đủ kiến thức về các phương pháp quản lý hoạt động GDĐĐNN cho HS, chưa đề cập đến việc thực hiện các biện pháp đó một cách có hiệu quả.

Như vậy, trước khi nâng cao chất lượng công tác GDĐĐNN cho HS luật thì phải chú ý nâng cao năng lực tư pháp cho giáo viên và các LLGD nói chung, vì giảng viên là yếu tố quyết định trực tiếp tới kết quả công tác GDĐĐNN.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 76 - 77)