8. Cấu trúc luận văn
3.2.8. Xây dụng và thực hiện quy chế khen thưởng và trách phạt rõ ràng,
hợp lý
a. Mục đích:
Biện pháp này nhằm tạo ra những hành lang pháp lý cho việc khen thưởng, trách phạt đối với HS trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí, có tác dụng giáo dục và răn đe đối với HS. Từ đó, góp phần GDĐĐNN cho HS.
b. Nội dung
Thực tế trong nhà trường đều có và đang vận dụng quy chế khen thưởng, trách phạt đối với HS. Song, hiệu quả của nó chưa cao vì rất nhiều lý do: Việc vận dụng quy chế này cũng chưa thực sự sáng tạo, khách quan, công bằng; bản thân quy chế cũng có điểm bất hợp lý về mục đích, mức độ, hình thức khen và trách phạt, quy chế dường như chỉ mới dừng lại ở mức độ xử phạt là chính mà chưa có tính chất phòng ngừa và răn đe từ xa. Vì vậy, trên nền tảng một quy chế chung, thống nhất mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành, một trường đào tạo cán bộ pháp luật cần xây dựng cho mình một quy chế riêng, thích hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Việc khen thưởng và trách phạt có ý nghĩa rất to lớn trong việc GDĐĐNN cho HS. Nó có thể khuyển khích, động viên những HS có thành tích cao trong học tập và cuộc sống và có thể xử lý những hành vi vi phạm chuẩn mực ĐĐNN. DO đó, nó có thể xem là một biện pháp hữu hiệu trong công tác GDĐĐNN cho HS luật.
Trong nền KTTT, khen thưởng và trách phạt cần chú ý tới những biểu hiện tích cực và tiêu cực của nền KTTT. Cần đưa những nội dung tích cực (Tính năng động, sáng tạo, ý thức lập thân, lập nghiệp) của nền KTTT vào các nội dung khen thưởng. Đồng thời, có những mức độ trách phạt và xử lý nghiêm khác đối với những biểu hiện ảnh hưởng tiêu cực của nền KTTT.
89
c. Cách thức tổ chức:
+ Việc xây dựng quy chế khen thưởng và trách phạt đối với HS phải dựa vào và thực hiện sáng tạo các quy chế, quy định khen thưởng và trách phạt do Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành và những điều kiện giáo dục thực tiễn của địa phương.
d. Những chú ý khi thực hiện:
+ Hình thức khen thưởng và trách phạt phải linh hoạt và năng động, không cứng nhắc, rập khuân một cách máy móc, lựa chọn hình thức khen thưởng và trách phạt phù hợp.
+ Khen thưởng, trách phạt phải đảm bảo khách quan, công bằng, hợp lý, trung thực, đúng người, đúng việc.
+ Khen thưởng đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, kết hợp động viên tinh thần và vật chất.
+ Khen thưởng phải đựoc đông đảo tập thể thừa nhận, dư luận hoan nghênh và tán thành.
+ Khen thưởng phải cụ thể, khen cái gì, mặt gì, không khen chung chung. + Chỉ sử dụng phương pháp trách phạt khi các phương pháp khác không còn tác dụng. Đây là phương pháp không thể sử dụng liên tục, vì nếu thường xuyên sử dụng sẽ gây trạng thái căng thẳng, càng trở nên khó giáo dục. Trách phạt nhưng vẫn cần tôn trọng nhân cách đối tượng, không xúc phạm, làm ảnh hưởng đến danh tiếng đối tượng, phải lạc quan, tin vào sự tiến bộ của đối tượng giáo dục.