Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 20 - 25)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

1.2. Một số khái niệm về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp

1.2.1. Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp

* Đạo đức

Đạo đức là một vấn đề dành được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực khoa học và nhiều nhà khoa học. Mỗi lĩnh vực, mỗi nhà khoa học lại đề cập tới đạo đức ở những khía cạnh, những phạm vi nội dung khác nhau:

- Theo Từ điển tiếng Việt thì: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc, quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những chuẩn mực đạo đức của một giai cấp nhất định”. [24]

- “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, những nguyên tắc, những chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội”.[29]

- Dưới góc độ triết học: Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ người khác với cộng đồng. Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng quan niệm về thiện ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự.[02].

15

- Dưới góc độ đạo đức học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội” [11].

- Dưới góc độ giáo dục học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong mối quan hệ của con người và con người” [18].

Bàn về đạo đức không thể không nói đến các quan niệm đạo đức Hồ Chủ Tịch. Người quan niệm đạo đức là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Đó là đạo đức cách mạng, đạo đức mới, đạo đức vì lợi ích chung của Đảng, của đoàn thể, của dân tộc, của loài người. Theo Người, đức là sự thống nhất giữa tư tưởng và phong cách sống.

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đạo đức, nhưng tác giả có thể khái quát chung về đạo đức như sau: Đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lọi ích xã hội, hạnh phúc của con người trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội.

Như vậy, về bản chất đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện.

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh những quan hệ xã hội hiện thực được hình thành trên cơ sở của một nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, mỗi hình thái kinh tế - xã hội hay mỗi giai đoạn lịch sử đều được định hình bởi những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức tương ứng.

Đạo đức có vai trò hết sức to lớn trong đời sống cá nhân và xã hội được thể hiện ở các chức năng của nó. Đạo đức có 3 chức năng là: nhận thức, giáo dục và điều chỉnh hành vi, trong đó điều chỉnh hành vi là chức năng hết sức quan trong vì nó điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

16

- Chức năng nhận thức: Đạo đức là công cụ giúp con người nhận thức xã hội về mặt đạo đức, cuộc sống, các quan điểm đạo đức, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức là kết quả của phản ánh tồn tại xã hội, được con người đánh giá, thừa nhận và khái quát thành ý thức xã hội, đó là những khuôn mẫu đạo đức, các giá trị đạo đức...

- Chức năng giáo dục: Trên cơ sở nhận thức đạo đức, chức nãng giáo dục giúp con người hình thành những phẩm chất nhân cách, hình thành hệ thống đinh hướng giá trị và các chuẩn mực đạo đức, điều chỉnh ý thức, hành vi đạo đức giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng, giữa con người với thế giới xung quanh...

- Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức: Cùng với chức năng giáo dục, chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức có tác dụng làm cho hành vi hoạt động của con người phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng. Chức năng này được thể hiện bằng hai hình thức chủ yếu, trước hết là bản thân chủ thể đạo đức phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức xã hội; thứ hai là tập thể cần tạo ra dư luận để khen ngợi, khuyến khích, đánh giá hoặc phê phán những biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trẽn cơ sở những chuẩn mực giá trị đạo đức. Đây là chức năng xã hội cơ bán, hết sức quan trọng của đạo đức.

* Đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống chuẩn mực đạo đức của người lao động trong một lĩnh vực sản xuất, hoạt động xã hội cụ thể. Nó thể hiện thái độ của họ đối với con người trong cùng lao động, với đối tượng lao động nghề nghiệp, đối với sản phẩm và vị trí của nghề nghiệp trong sự phát triển xã hội.

Mỗi loại hình nghề nghiệp luôn đặt ra những yêu cầu cho những người hoạt động trong lĩnh vực đó những yêu cầu, quy tắc, chuẩn mực mà họ phải tự giác thực hiện. Vậy đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội của bản thân nghề nghiệp đối với

17

người làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với kết quả cao nhất. Như vậy, có bao nhiêu loại nghề nghiệp thì cũng có bấy nhiêu loại đạo đức nghề nghiệp.

Ví dụ: Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã, cán bộ tư pháp cấp huyện, công chức thi hành án địa phương, đội ngũ giúp việc các chức danh tư pháp, đạo đức nghề nghiệp của kỹ sư, bác sỹ…

Đạo đức nghề nghiệp luôn thể hiện qua hành vi nghề nghiệp và kết quả lao động. Đạo đức nghề nghiệp thực hiện các chức năng sau:

- Định hướng giáo dục những người làm việc trong nghề nghiệp để họ có được những phẩm chất phù hợp với yêu cầu, với nghề nghiệp.

- Điều chỉnh hành vi của người làm việc trong nghề nghiệp phải tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực của lĩnh vực hoạt động đó.

Đạo đức nghề nghiệp có quan hệ chặt chẽ với năng lực nghề nghiệp, chúng kết hợp với nhau, biểu hiện thông qua nhau, tạo nên nhân cách của cá nhân trong lĩnh vực nghề nghiệp đó. Các phẩm chất nghề nghiệp là cơ sở để hình thành năng lực nghề nghiệp. Ví dụ: Tình yêu đối với nghề nghiệp làm cá nhân hăng say, sáng tạo trong nghề nghiệp. Đồng thời năng lực nghề nghiệp, sau khi được rèn luyện lại có những ảnh hưởng đối với việc hình thành các phẩm chất đạo đức trong lĩnh vực nghề nghiệp nào đó. Ví dụ: cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã có năng lực tư vấn và thực hiện tốt luật pháp sẽ là cơ sở để củng cố lòng yêu nghề của cán bộ tư pháp. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phân biệt rừ được đõu là đạo đức nghề nghiệp, đõu là năng lực nghề nghiệp, vỡ chỳng thường quện vào nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất là nhân cách của cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đó

Ngành tư pháp ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của cán bộ tư pháp nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của ngành tư pháp.

18

Cán bộ tư pháp phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.

Đạo đức nghề nghiệp có giá trị nâng cao hiệu quả lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.

Với ý nghĩa đó việc nghiên cứu, xác định đạo đức nghề nghiệp trong thời kỳ đổi mới hiện nay có giá trị không chỉ về mặt lí luận và còn có giá trị thực tiễn lớn lao.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay đang tồn tại những giá trị đạo đức đối lập nhau, những giá trị đạo đức tốt đang có xu hướng khẳng định, được xã hội thừa nhận, những biểu hiện tiêu cực về đạo đức đang tồn tại và trở nên phức tạp. Vì vậy giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các thế hệ học sinh luật nói riêng và con người Việt Nam nói chung là một trong những biện pháp then chốt của nhà trường nhằm tạo ra những cán bộ tư pháp có năng lực sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong công cuộc đổi mới đất nước, đại đa số học sinh có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão và khát vọng đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Tuy vậy, trong những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường và nhiều nguyên nhân khác, đã ảnh hưởng đến tâm lí, lối sống của nhiều tầng lớp xã hội nhất là học sinh. Học sinh hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn:

việc lựa chọn những hành vi ứng xử vừa phù hợp với giá trị đạo đức truyền thống vừa phải theo kịp sự phát triển của xã hội hiện đại. Mặt trái của sự hội nhập là sự xáo trộn, mất ổn định trong tâm lý, đạo đức của rất nhiều người trong xã hội. Học sinh là lứa tuổi nhạy cảm với cái mới, hay bắt chước nên dễ làm cho họ có những hành vi bột phát, hành vi lệch chuẩn ứng xử trong các mối quan hệ. Những hành vi lệch chuẩn đều gây ra những hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội. Do đó, cần ngăn chặn kịp thời để học sinh, đặc biệt là học sinh

19

luật có những hành vi phù hợp, tránh được những hành vi sai lệch. Đây là một vấn đề khó, phức tạp, có tính cấp bách và bức xúc.

Từ nội hàm của khái niệm đạo đức nói chung và qua phân tích một số đặc trưng về đạo đức nghề nghiệp, tác giả có thể hiểu:

Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc, những chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của mét bộ phận xã hội nhất định nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa các thành viên và xã hội, nó còn chịu sự chế ước của pháp luật. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp được xem như là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục đạo đức nói riêng và công tác giáo dục đào tạo nói chung.

1.2.2. Giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)