Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 99 - 103)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trƣờng Trung cấp Luật Thái Nguyên

Để điều tra tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDĐĐNN cho học sinh, Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra cho 46 cán bộ, giáo viên, học sinh trong Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDĐĐNN cho học sinh

Các biện pháp Cần thiết Khả thi Số lƣợng % Số lƣợng %

1. Tăng cường sự lãnh đạo của nhà trường trong việc

GDĐĐNN cho học sinh 35 76,09 32 69,57

2. Phát huy vai trò của tổ chức của Đoàn TNCS Hồ

Chí Minh trong công tác GDĐĐNN cho học sinh 35 76,09 28 60,87 3. Lồng ghép nội dung GDĐĐNN cho học sinh với

nội dung các môn văn hoá 44 95,65 32 69,57

4 Xây dựng nhà trường thành môi trường

GDĐĐNN lành mạnh 34 73,91 25 54,35

5. Tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế trong sinh

hoạt, học tập để rèn luyện đạo đức, ĐĐNN cho học sinh 42 91,30 27 58,70 6. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn

nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ cho học sinh 42 91,30 27 58,70 7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá; khuyến khích học

sinh tự kiểm tra, tự đánh giá về công tác giáo dục đạo đức nói chung, ĐĐNN nói riêng

31 67,39 27 58,70 8. Xây dụng và thực hiện quy chế khen thưởng và

trách phạt rõ ràng, hợp lý 38 82,61 37 80,43 9. Bổ sung nội dung, phương pháp trong cách quản lý

hoạt động GDĐĐNN cho học sinh bằng cách đẩy mạnh giáo dục phẩm chất ĐĐNN.

94

10. Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức, hướng dẫn với động viên, kiểm tra, giám sát việc làm theo tấm gương ĐĐ Hồ Chí Minh trong các LLGD và học sinh

35 76,09 39 84,78 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Các biện pháp Tỷ lệ phần trăm (%) Cần thiết Khả thi

Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và khảthi của biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDĐĐNN cho học sinh

Nhận xét:

Qua phân tích kết quả điều tra bảng trên, tác giả nhận thấy tất cả các biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi khá cao, tỉ lệ cần thiết và khả thi thấp nhất là ở biện pháp thứ 7: “Tăng cường kiểm tra, đánh giá; khuyến khích học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá về công tác giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng” (cần thiết: 67,39%; khả thi 58,7%). Tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đều nhất trí về tính cần thiết và khả thi của biện pháp này. Điều này khẳng định một lần nữa vai trò của việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm là yếu tố tiên quyết của mọi hoạt động. Nhà trường có nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, ĐĐNN cho HS.

95

Trong khi đó có những biện pháp vừa được đánh giá ở mức cao cả về tính cần thiết và khả thi như biện pháp “3. Lồng ghép nội dung GDĐĐNN cho học sinh với nội dung các môn văn hoá” (cần thiết: 95,65%; khả thi 69,57%);

8. Xây dựng và thực hiện quy chế khen thưởng và trách phạt rõ ràng, hợp lý” (cần thiết: 82,61%; khả thi 80,43%); “9. Bổ sung nội dung, phương pháp trong cách quản lý hoạt động GDĐĐNN cho học sinh bằng cách đẩy mạnh giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp” (cần thiết: 95,65%; khả thi 69,57%); “10.Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức, hướng dẫn với động viên, kiểm tra, giám sát việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các LLGD và học sinh” (cần thiết: 76,09%; khả thi 84,78%).

Qua đó cho thấy, các LLGD và học sinh trong trường đã thực sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và nội dung của từng biện pháp, có thể lý do học sinh và các LLGD đưa ra nhận định trên là do họ đã nhận thức về những khó khăn của nhà trường đang làm ảnh hưởng tới việc thực thi các biện pháp trên.

Tiểu kết chƣơng 3

Nội dung chương 3 luận văn, tác giả đã đưa ra nguyên tắc đề xuất biện pháp và 10 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDĐĐNN cho học sinh Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên. Phân tích kỹ hơn các kết quả thử nghiệm, tác giả nhận thấy kết quả kiểm tra nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh có sư tương quan tỉ lệ thuận sự tăng lên trong nhận thức cũng kéo theo sự tăng lên về thái độ và hành vi.

Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của hệ biện pháp GDĐĐNN, sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi cũng có sự khác biệt nhau về tốc độ. Điều này giúp tác giả khẳng định với sự cải tiến nội dung và cụ thể hoá các biện pháp GDĐĐNN cho học sinh luật thì mục đích của thử nghiệm đã đạt được: Khẳng định tính khoa học, giá trị và hiệu quả của hệ biện pháp GDĐĐNN mà công trình đã nghiên cứu, xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua nghiên cứu lý luận về quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS trường trung cấp chuyên nghiệp, tác giả đã hệ thống hoá và cũng đưa ra cơ sở lý luận của các biện pháp GDĐĐNN cho HS luật thông qua các khái niệm cơ bản : Đạo đức, nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức ngành tư pháp...; tiêu chuẩn và chuẩn mực của cán bộ tư pháp; nội dung công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp... Từ đó tác giả làm căn cứ tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác GDĐĐNN cho HS ở chương kế tiếp.

Chương 2, tác giả nghiên cứu thực trạng đào tạo cán bộ làm công tác pháp luật nói chung và công tác GDĐĐNN cho học sinh ở Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên, tác giả nhận thấy:

Công tác GDĐĐNN cho học sinh đã đạt được những kết quả nhất định. Đó là đào tạo nên những cán bộ tư pháp có đầy đủ những phẩm chất và năng lực NN đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của xã hội và NN. Tuy nhiên do những yếu tố chủ quan và khách quan, công tác GDĐĐNN cho học sinh luật vẫn còn những hạn chế nhất định (lối sống thực dụng, coi thường những giá trị tinh thần, một bộ phận LLGD thực hiện công tác GDĐĐNN cho học sinh một cách đối phó, thiếu sáng tạo, hiệu quả thấp). Công tác GDĐĐNN cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy công tác này đứng trước những khó khăn và thách thức mới

Do đó cần phải hệ thống, hoàn thiện thêm các biện pháp quản lí GDĐĐNN cho học sinh đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, phát huy được những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nền KTTT.

Việc sử dụng các biện pháp GDĐĐNN cho học sinh ở mức khá, ở mức trung bình khá, nội dung và các biện pháp chậm được thực hiện, thiếu sự chỉ đạo chuyên môn khi thực hiện các biện pháp, chưa thực sự có sự phối hợp chặt

97

chẽ giữa các LLGD trong thực hiện các biện pháp, hiệu quả sử dụng các hệ giải pháp thấp.

Với nội dung chương 3, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng quản lí giáo dục ĐĐNN cho học sinh Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên, Luận văn đã chỉ ra 10 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDĐĐNN cho học sinh Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên. Đồng thời tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp GDĐĐNN cho học sinh.

Từ đó, tác giả kết luận các biện pháp GDĐĐNN cho học sinh tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Biện pháp này là tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi cho biện pháp khác. Chúng tạo thành hệ các biện pháp tác động đến các mặt nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh, trở thành tiền đề cho những giá trị ĐĐNN đã, đang và sẽ tiếp tục hình thành của học sinh luật. Các phẩm chất ĐĐNN được hình thành trong nhà trường luật chính là tiền đề cho các giáo sinh luật trở thành người làm công tác pháp luật tốt trong tương lai.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 99 - 103)