Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢO DỤC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP LUẬT THÁI NGUYÊN
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, điều ứa thực trạng, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành các giá trị ĐĐNN cho HS luật, tiến hành hỏi ý kiến các chuyên gia, tác giả nhận thấy nhà trường luật đã có sự chú trọng tới các nội dung, cách thức tiến hành các biện pháp GDĐĐNN cho HS luật, có những cách thức trong việc phối họrp các lực lượng giáo dục trong công tác này. Tuy nhiên trước những sự biến động của xã hội, cũng như yêu cầu đặt ra trong điều kiện mới khi nhà trường luật đang tiến hành đào tạo
77
theo học chế, tín chỉ, tác giả đề xuất một số biện pháp cải tiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động GDĐĐNN cho HS luật theo một số hướng sau:
Thứ nhất: Giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của đạo đức nghề nghiệp với HS luật.
Thứ hai: Giáo dục nhằm bôi dưỡng lòng yêu nghề và niềm tin vào các giá trị đạo đức nghề cho HS luật.
Thứ ba: Giáo dục nhằm xây dựng và củng cố những hành vi đạo đức nghề nghiệp có tính thiết thân đối với HS luật.
Đối với những nội dung, cách thức nhà trường đã và đang tiến hành tác giả đề xuất: Hoàn thiện một số nội dung, cách thức thực hiện các biện pháp GDĐĐNN cho HS Luật đang sử dụng hiện nay trong nhà trường trung cấp chuyên nghiệp luật. Theo hướng này, sẽ có những biện pháp cụ thể sau:
+ Đổi mới nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị theo hướng gắn với những điều kiện mới của sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tổ chức các ngày lễ, hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sác, có khả năng phát huy tính năng động, sáng tạo của HS luật.
+ Nêu gương sáng về ĐĐNN, nhấn mạnh những gương sáng trong giai đoạn hiện nay.
+ Đổi mới nội dung, cách thức tổ chức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội học sinh
+ Đổi mới quy trình rèn luyện nghiệp vụ tư pháp thường xuyên + Nâng cao chất lượng hoạt động thực hành, thực tập nghiệp vụ.
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, thiết thực, nâng cao khả năng tự giáo dục, rèn luyện của HS.
+ Gắn các yêu cầu mới của xã hội với phẩm chất ĐĐNN của cán bộ tư pháp thông qua các buổi toạ đàm, thảo luận.
Đối với những cách thức mà nhà trường chưa thực hiện, tác giả đề xuất:
Những biện pháp GDĐĐNN mới cho HS, theo hướng này sẽ có các biện pháp sau:
78
+ Đưa các tiêu chuẩn nghề nghiệp vào thành môn học có tính bắt buộc trong nhà trường trung cấp chuyên nghiệp, đặc biệt đối với Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên.
+ Lồng ghép, tích hợp các nội dung có liên quan về yêu cầu của XH với ĐĐNN của cán bộ tư pháp, hộ tịch trong các môn học.
+ Xây dựng môi trường luật an toàn, lành mạnh, thẩm mỹ, phòng chống các ảnh hưởng tiêu cực của KT - XH.
+ Giáo dục truyền thống, lòng tự hào về ngành tư pháp và định hướng giá trị ĐĐNN với HS luật trong nền KTTT.
+ Tăng cường kiểm tra, đánh giá, khuyến khích HS Luật tự kiểm tra, đánh giá.
+ Xõy dựng và thực hiện quy chế khen thưởng, trỏch phạt rừ ràng.
+ Tăng cường quản lý HS trong thời gian ngoài giờ lên lớp.
+ Tạo dư luận tập thể đúng đắn.
Sự phân loại này chỉ có tính chất tương đối vì mỗi biện pháp GDĐĐNN cho HS luật đều có tác dụng, ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố (Nhận thức, thái độ, hành vi, thói quen NN). Tuy nhiên, mỗi biện pháp lại có tác dụng, ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau. Dựa trên mức độ đó, có thể phân loại để thuận tiện trong quá trình lựa chọn các biện pháp áp dụng vào thực tiễn đào tạo cán bộ tư pháp, hộ tịch các cấp.
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của nhà trường trong việc GDĐĐNN cho HS a. Mục đích
Tăng cường sự lãnh đạo của nhà trường trong việc GDĐĐNN cho HS nhằm hoạt động quản lý hoạt động GDĐĐNN được thường xuyên, sát sao và mang tính chuyên hóa hóa cao hơn nhằm đào tạo ra đội ngũ vừa có đức vừa có tài.
b. Nội dung
Lãnh đạo nhà trường và các cấp quản lí trong trường cần có sự chỉ đạo cụ thể, thống nhất trong các hoạt động giáo dục tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa
79
các lực lượng, hình thành môi trường giáo dục tích cực, định hướng hành vi đạo đức cho HS.
c. Cách thức thực hiện
Nhà trường cần đưa việc giáo dục đạo đức vào nề nếp theo chương trình cụ thể vì hiện nay vấn đề giảng dạy môn đạo đức học vẫn chưa được thực hiện đều khắp ở tất cả các chuyên ngành đào tạo. Vì vậy việc tiếp cận các tri thức đạo đức cho HS còn hạn chế. Với tư cách chỉ đạo chung nhà trường cần quy định rừ chức năng nhiệm vụ giỏo dục đạo đức cho HS đối với từng đối tượng cụ thể như các tổ chức đoàn thể, các cấp khoa, phong công tác HS, giáo viên chủ nhiệm lớp… Trong đó, cần quan tâm một số nội dung cụ thể như: Tổ chức cho HS học tập các môn khoa học cơ bản để nâng cao nhận thức chung, trong đó chú trọng giáo dục giá trị đạo đức cho HS như: giáo dục truyền thống của trường, của khoa, các ngày lễ lớn của dân tộc, của lịch sử địa phương...
d. Điều kiện thực hiện
Nâng cao việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc bộ, giao lưu tạo cơ hội cho HS có nhận thức đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho bản thân.
3.2.2. Phát huy vai trò của tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác GDĐĐNN cho HS
a. Mục đích
Do tổ chức học sinh hoạt động ngoại khóa chủ yếu là Đoàn TNCS Hồ chí Minh, tập thể lớp, mà công tác GDĐ ĐNN cho HS không chỉ diễn ra ở một số môn học, cần có sự giao lưu học hỏi lẫn nhau trong thực tế, thông qua phát huy vai trò của tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác GDĐĐNN cho HS nhằm tạo cho công tác quản lý hoạt động GDĐ ĐNN cho HS luật có hiệu quả hơn.
b. Nội dung
Cần khai thác, phát huy tốt vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, coi tổ chức Đoàn là lực lượng quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện hành vi đạo đức cho đoàn viên, HS.
80 c. Cách thức thực hiện
Để tổ chức Đoàn trở thành lực lượng tích cực trong giáo dục đạo đức cho HS, nhà trường nhất là Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường cần có sự chỉ đạo sát sao, cụ thể gắn hoạt động Đoàn vào mục tiêu đào tạo của nhà trường, nhất là mục tiêu giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
d. Điều kiện thực hiện
Tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động của Đoàn về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động.
3.2.3. Lồng ghép nội dung GDĐĐNN cho HS với nội dung các môn văn hoá a. Mục đích:
Việc lồng ghép những nội dung liên quan của ĐĐNN nghề tư pháp trong nền KTTT với việc giảng dạy các môn học nhằm làm cho các môn học phong phú, không xa rời thực tiễn sinh động. HS luật sẽ nắm được mặt tích cực và tiêu cực của nền KTTT, có ý thức rèn luyện khả năng sáng tạo, chủ động phòng tránh những tác động tiêu cực của nền KTTT đối với quá trình tự giáo dục, rèn luyện của HS.
b. Nội dung:
Thực chất GDĐĐNN cho HS luật không được sắp xếp thành môn học chính khoá trong Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên, nó được thực hiện lồng ghép và tích hợp thông qua nhiều hoạt động khác nhau, mà trong đó giảng dạy các môn học là một hoạt động quan trọng.
Hệ thống môn học trong trường được chia thành một số bộ phận:
Những môn học cơ bản, chuyên ngành, những môn học nghiệp vụ. Việc giảng dạy các môn học này có ý nghĩa khác nhau trong viêc hình thành các phẩm chất ĐĐNN cho HS. Vấn đề đặt ra không phải là môn học này quan trọng hơn môn học kia trong việc GDĐĐNN, mà điều quan trọng là giáo viên cần ý thức đúng đắn tính chất tích hợp chứa đựng trong mỗi môn học và có ý thức tự giác giáo dục, hình thành cho các em những phẩm chất ĐĐNN cần có của người làm công tác pháp luật.
81
Việc khai thác có hiệu quả sự kết hợp giáo dục đạo đức và hoạt động giảng dạy các môn học là cần thiết nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức đạo đức và thái độ đúng đắn đối với các chuẩn mực đạo đức cho HS, và đạo đức nghề nghiệp cho HS.
Giáo dục thông qua việc dạy học các môn học làm cho HS tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, giúp các em định hướng đúng trước những hiện tượng xã hội (tốt, xấu) để lựa chọn cách thức ứng xử đúng đắn trong các tình huống đạo đức.
Các môn như triết học, tâm lý giáo dục, pháp luật đại cương có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, bổn phận đạo đức của người công dân… Qua môn học này HS sẽ có thái độ tự giác chấp hành những phẩm chất đạo đức, coi chúng như là những chuẩn mực đạo đức mà mỗi công dân cần thực hiện nghiêm túc.
Các môn nghệ thuật, thể dục thể thao tạo cơ hội để HS phát triển óc sáng tạo, thể hiện được sự xúc động và trải nghiệm của mình.
Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS phải được thống nhất đồng bộ trong tất cả các môn học ở trường trung cấp Luật, phải được tất cả các giáo viên nhận thức một cách đúng đắn, đặc biệt phải tận dụng khả năng đặc thù của các môn học, như môn giáo dục học, tâm lý học, phương pháp giảng dạy bộ môn… Kết hợp giáo dục đạo đức trong bài giảng phải hài hoà, tế nhị. Sự kết hợp quá gò bó, rập khuôn máy móc, hình thức dễ dẫn đến nhàm chán không mang lại hiệu quả giáo dục.
Bên cạnh đó phải chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng nội dung kết hợp giáo dục đạo đức phù hợp với môn học, tích hợp việc giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị thành một tiêu chí đánh giá xếp loại giờ giảng của giáo viên các môn học.
c. Cách thức tổ chức:
+ Lựa chọn những nội dung thích hợp, có liên quan tới ĐĐNN trong nền KTTT.
82
+ Xác định khả năng lồng ghép của mỗi môn học; tích cực lồng ghép, tích hợp các nội dung GDĐĐNN cho HS vào các nội dung của các môn học một cách khéo léo, tinh tế.
+ Gắn nội dung giảng dạy các môn học với thực tiễn giảng dạy ở nhà trường phổ thông.
d. Những chú ý khi thực hiện
+ Cho HS thường xuyên nắm bắt đưực những yêu cầu mới của thực tiễn công tác tư pháp, pháp luật và giáo dục.
+ Tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên với cơ quan nhà nước và thực tiễn xây dựng, phát triển của đất nước, địa phương;
không lảm mất đi lôgic của môn học.
3.2.4. Xây dựng nhà trường thành môi trường GDĐĐNN lành mạnh a. Mục đích
Môi trường là điều kiện để hoàn thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp. Môi trường ở đây là môi trường vật chất, môi trường tâm lý xã hội, và môi trường nghề nghiệp ở nhà trường.
Môi trường có tác động to lớn đến quá trình rèn luyện đạo đức đóng vai trò quan trọng tới việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Các yếu tố môi trường như gia đình, bè bạn có tính quyết định đến giáo dục nhân cách cho sinh viên.
Nếu hoàn cảnh môi trường tốt, lành mạnh sẽ góp phần tích cực đến quá trình giáo dục đạo đức, ngược lại môi trường không tốt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực làm phản tác dụng giáo dục.
b. Nội dung
Sự chủ động quyết tâm của mỗi cá nhân trong việc giáo dục và tự giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu bản thân con người thiếu ý thức tự giác, thiếu ý chí phấn đấu, coi thường kỉ cương thì dù hoàn cảnh có phong phú lành mạnh đến đâu thì vấn đề vi phạm cũng sẽ xảy ra tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Đối với môi trường sư phạm cần phải mang tính mô phạm cao, vì thế
83
nhà trường cần xây dựng môi trường hoàn cảnh ngay tại lớp học, chú ý đến xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức lớp học như ban cán sự lớp, chi đoàn thanh niên, hội HS, vai trò lãnh đạo của Đảng.
c. Cách thức thực hiện
Bằng các hoạt động thiết thực như tổ chức học nhóm, đôi bạn học tập, các phong trào của Đoàn, lớp được tiến hành thường xuyên dưới sự kiểm tra giám sát của giáo viên chủ nhiệm.
Bên cạnh đó xây dựng môi trường văn hoá trong nhà trường bằng các hoạt động mang tính giáo dục, sinh hoạt chính trị, nói chuyện thời sự, hội diễn, các cuộc thi đua…
Với HS có những biểu hiện yếu kém cần phải thường xuyên gần gũi, thuyết phục cảm hoá, kết hợp giáo dục cá biệt để động viên. Tích cực đưa đối tượng này tham gia vào các hoạt động xã hội, chú ý biểu dương kịp thời khi có thành tích.
d. Điều kiện thực hiện
Tổ chức cho HS học tập, giao lưu với môi trường bên ngoài như hoạt động kết nghĩa với các đơn vị bộ đội, với các trường học đóng trên địa bàn.
Tóm lại quá trình giáo dục đạo đức là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội, song đối với quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp là không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà cũng là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và xã hội, làm sao giúp họ đạt được những tiêu chí, những phẩm chất đạo đức đặc trưng mang tính nghề nghiệp.
3.2.5. Tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế trong sinh hoạt, học tập để rèn luyện đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cho học sinh
a. Mục đích
Tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế trong sinh hoạt, học tập để rèn luyện đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cho học sinh nhằm tạo ra hành lang pháp lý không chỉ cho công tác quản lý LLGD hoạt động GDĐĐNN được thuận lợi hơn, mà học sinh có căn cứ thực hiện, thực hiện dễ dàng hơn.
84 b. Nội dung
Trước hết cần làm cho HS hiểu sự cần thiết của các nội quy, quy chế đối với việc rèn luyện của mỗi cá nhân để từ đó họ thực hiện tự giác. Nội quy, quy chế là công cụ điều khiển sự vận hành của nhà trường, mà trước hết là cho mỗi cá nhân. Nội quy, quy chế phải thực sự phục vụ cho mục đích học tập, sinh hoạt, phỏt triển những phẩm chất tốt đẹp, và cũng phải rừ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu.
c. Cách thức thực hiện
Đoàn thanh niên kết hợp với Ban quản lý ký túc xá tổ chức đội thanh niên có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc HS thực hiện nội quy phòng ở, đảm bảo chỗ ở của cá nhân gọn gàng, ngăn nắp, tiện lợi, sạch đẹp.
Mỗi phòng ở tập thể phải được tổ chức như một đơn vị cơ sở có trưởng phòng, phó phòng, có trách nhiệm thay mặt mọi người ký hợp đồng với ban quản lý ký túc xá thực hiện nội quy của nhà trường về những vấn đề cơ bản như: thời gian sinh hoạt tập thể, giữ vệ sinh bảo vệ môi trường, thời gian học tập sinh hoạt cá nhân, lịch luân phiên nhau trực nhật.
Phát động phong trào thi đua giữa các lớp, các khoá học, các phòng ở, các khoa về việc thực hiện nội quy, quy chế về một số mặt hoạt động: lên lớp đúng giờ, tiếp khách đúng giờ, giữ vệ sinh môi trường ký túc xá…
Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các bản tin phát thanh của trường, của khoa. Xây dựng nội quy để HS thực hiện bao gồm nội quy trong phòng ở, phòng ăn, phòng đọc sỏch… Xõy dựng hệ thống bản tin để HS cú thể theo dừi những qui định của nhà trường, của ký túc xá, hoặc các đoàn thể.
d. Điều kiện thực hiện
Để giúp họ thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội quy, quy chế thì nhất thiết phải có sự đôn đốc, kiểm tra của nhà trường giúp cho HS biến việc thực hiện nội quy, quy chế thành thói quen đạo đức.
Trong quá trình, nhà trường liên hệ với các tổ chức, đơn vị giúp HS đi tìm hiểu thực tế, làm đồ án môn học thì cần có một bộ phận giáo dục về công