8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của nhà trường trong việc GDĐĐNN cho HS
a. Mục đích
Tăng cường sự lãnh đạo của nhà trường trong việc GDĐĐNN cho HS nhằm hoạt động quản lý hoạt động GDĐĐNN được thường xuyên, sát sao và mang tính chuyên hóa hóa cao hơn nhằm đào tạo ra đội ngũ vừa có đức vừa có tài.
b. Nội dung
Lãnh đạo nhà trường và các cấp quản lí trong trường cần có sự chỉ đạo cụ thể, thống nhất trong các hoạt động giáo dục tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa
79
các lực lượng, hình thành môi trường giáo dục tích cực, định hướng hành vi đạo đức cho HS.
c. Cách thức thực hiện
Nhà trường cần đưa việc giáo dục đạo đức vào nề nếp theo chương trình cụ thể vì hiện nay vấn đề giảng dạy môn đạo đức học vẫn chưa được thực hiện đều khắp ở tất cả các chuyên ngành đào tạo. Vì vậy việc tiếp cận các tri thức đạo đức cho HS còn hạn chế. Với tư cách chỉ đạo chung nhà trường cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho HS đối với từng đối tượng cụ thể như các tổ chức đoàn thể, các cấp khoa, phong công tác HS, giáo viên chủ nhiệm lớp… Trong đó, cần quan tâm một số nội dung cụ thể như: Tổ chức cho HS học tập các môn khoa học cơ bản để nâng cao nhận thức chung, trong đó chú trọng giáo dục giá trị đạo đức cho HS như: giáo dục truyền thống của trường, của khoa, các ngày lễ lớn của dân tộc, của lịch sử địa phương...
d. Điều kiện thực hiện
Nâng cao việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc bộ, giao lưu tạo cơ hội cho HS có nhận thức đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho bản thân.