Thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 58 - 68)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP LUẬT THÁI NGUYÊN

2.2. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên

2.2.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên

2.2.2.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục (LLGD) và HS Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên

Để điều tra nhận thức của các LLGD và HS luật về tầm quan trọng của ĐĐNN, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi cho các LLGD và HS luật một số lớp trong Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên. Đối tượng điều tra mà tác giả lựa chọn là 150 HS và 30 cán bộ, giáo viên của nhà trường.

Kết quả nhận thức của các LLGD và HS về nghề và tầm quan trọng của đạo đức với ngành tư pháp được điều tra, tổng hợp, xử lý số liệu và thể hiện trong bảng 2.5 sau:

Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên ta thấy ý nghĩa (vai trò) của ĐĐNN được HS luật và các LLGD đánh giá rất cao và thống nhất. Có tới 98% ý kiến các HS luật và 100% ý kiến các LLGD đều cho rằng ĐĐNN trong công tác giáo dục là “quan trọng” và “rất quan trọng”.

Bảng 2.5. Nhận thức của các LLGD và HS luật về tầm quan trọng của đạo đức nghề tƣ pháp

Mức độ Học sinh Giáo viên

Số lƣợng % Số lƣợng %

Rất quan trọng 122 81,33 26 86,67

Quan trọng 25 16,67 4 13,33

Ít quan trọng 2 1,33 0 -

Không quan trọng 1 0,67 0 -

Tổng 150 100,00 30 100,00

53

Trong đó, ý kiến HS luật cho rằng ĐĐNN “rất quan trọng” chiếm 81,33%; số ý kiến “quan trọng” là 16,67%. Chỉ có 2% ý kiến cho rằng ĐĐNN là “không quan trọng” và “ít quan trọng”.

Đối với các LLGD trong nhà trường luật mức độ đánh giá gần như tuyệt đối. Trong tổng số giáo viên được điều tra thì tất cả đều cho rằng ĐĐNN là

“Rất quan trọng” chiếm 86,67%, “quan trọng” chiếm 13,33%, không ai cho rằng ĐĐNN là “không quan trọng” và “ít quan trọng”.

Kết quả này khẳng định đạo đức nói chung, ĐĐNN nói riêng giữ vai trò quyết định trực tiếp mọi sự phát triển của chính cá nhân đó.

Như vậy, tác giả có thể khẳng định việc đánh giá cao về tầm quan trọng của ĐĐNN của giáo viên luật và HS luật là do ý thức rất cao về nghề nghiệp của mình, ý nghĩa của nghề nghiệp và bản thân người dạy luật và HS luật khi lựa chọn nghề này. Nhờ có ý thức cao đó mà ĐĐNN của người dạy luật và HS sẽ được thỳc đẩy và biểu hiện rừ trong những nỗ lực của họ. Bởi đối với bất cứ một công việc nào thì cũng cần phải hứng thú hay nói cách khác là lòng yêu nghề. Thực tế điều tra bằng phương pháp trò chuyện, phỏng vấn, tác giả được biết đa số giáo viên và HS luật đều yêu thích nghề nên mới thi và làm việc tại trường; một số ít không thích nhưng khi làm việc, công tác, học tập rèn luyện tại trường thì dần dần cảm thấy yêu nghề, gắn bó với nghề…

Biểu đồ dưới dây minh họa ý kiến về nhận thức của các LLGD và HS luật về tầm quan trọng của đạo đức ngành tư pháp.

54

68%

29%

2% 1%

Nhận thức của HS luật

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

87%

13%

0% 0%

Nhận thức của các LLGD

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng

Biểu đồ 2.1. Nhận thức của các LLGD và HS luật về tầm quan trọng của đạo đức ngành tƣ pháp

55

2.2.2.2. Nhận thức của các (LLGD) và HS luật về các tiêu chuẩn, phẩm chất cần thiết của cán bộ tư pháp

Bảng 2.6. Nhận thức của các (LLGD) và HS luật về các tiêu chuẩn, phẩm chất cần thiết của cán bộ tƣ pháp

Các tiêu chí

Học sinh Các LLGD

Cần thiết Không

cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số

lƣợng % Số

lƣợng % Số

lƣợng % Số

lƣợng % 1. Có trình độ văn hóa 129 86,00 21 14,00 26 86,67 4 13,33 2. Có bản lĩnh chính trị

vững vàng 139 92,67 11 7,33 25 83,33 5 16,67

3. Có phẩm chất đạo đức, ý

thức công dân tốt 135 90,00 15 10,00 26 86,67 4 13,33 4. Có năng lực am hiểu, tư

vấn, hướng dẫn thực hiện luật. 147 98,00 3 2,00 30 100,00 0 - 5. Có kiến thức chuyên môn

nghiệp vụ giỏi 140 93,33 10 6,67 25 83,33 5 16,67

6. Có năng lực tự học, tự bồi

dưỡng, tự phát triển 120 80,00 30 20,00 24 80,00 6 20,00 7. Có lòng yêu nghề 128 85,33 22 14,67 26 86,67 4 13,33 8. Với Tổ Quốc-Trung thành,

phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

145 96,67 5 3,33 30 100,00 0 -

9.Với nhân dân - Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân;

phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

140 93,33 10 6,67 25 83,33 5 16,67

10. Với công tác tư pháp - Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư.

125 83,33 25 16,67 27 90,00 3 10,00 11. Với đồng nghiệp - Đoàn

kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ.

120 80,00 30 20,00 28 93,33 2 6,67 12. Với bản thân - Nêu

gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn pháp luật.

137 91,33 13 8,67 29 96,67 1 3,33

56 Nhận xét:

Phân tích bảng số liệu trên, tác giả nhận thấy HS và các LLGD trong trường trung cấp luật nhận thức sâu sắc những yêu cầu, đòi hỏi của nghề. Các phẩm chất, năng lực nghề đều được các LLGD và HS luật lựa chọn ở mức độ cao với mức độ khác nhau:

Cao nhất là yêu cầu số 4 “Có năng lực am hiểu, tư vấn, hướng dẫn thực hiện luật.” (98% HS và 100% LLGD cho là “cần thiết”).

Cao thứ hai là yêu cầu số 8 “Với Tổ Quốc- Trung thành, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.” (96,67% HS và 100%

LLGD cho là “cần thiết”).

Với các yêu cầu số “3. Có phẩm chất đạo đức, ý thức công dân tốt”, “5.

Có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi”, “9.Với nhân dân - Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân” cũng là yêu cầu được đánh giá mức độ cần thiết cao. Các phẩm chất và năng lực khác được các LLGD và HS ý thức cao và đều nhận thức ở mức độ cần thiết. Tuy rằng mức độ rất cần thiết tập trung cao ở một số các phẩm chất và năng lực, nhưng về cơ bản HS luật đều nhận thức rất tốt các yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần thiết cho nghề nghiệp của mình. Như vậy, tác giả có thể khẳng định các LLGD và HS luật rất coi trọng ĐĐNN trong nhận thức yêu cầu, đòi hỏi về nghề. Đây là cơ sở để các giáo viên tích cực hơn trong hoạt động giảng dậy truyền đạt kiến thức, nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên có tới 20% HS cho rằng “6. Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự phát triển”, “11. Với đồng nghiệp - Đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ” là không cần thiết. Một bộ phận HS cho rằng không cần thiết các tiêu chuẩn, phẩm chất như “7. Có lòng yêu nghề” (14,67%), “10. Với công tác tư pháp - Trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” (16,67%). Con số này giúp tác giả nhận định rằng, một bộ phận không nhỏ HS chưa xác định

57

được những yêu cầu căn bản đối với đạo đức ngành tư pháp. Điều này có thể giải thích là do giới trẻ nay thường không thực sự đặt ra mục tiêu lý tưởng sống rừ ràng cho mỡnh, hoặc do HS cho rằng nghề của mỡnh khụng cú nhiều tỏc động đòi hỏi sự nhiệt tình của bản thân. Đây cũng là lý do khiến tác giả phải xem lại quá trình giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, HS luật nói riêng để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐNN.

2.2.2.3. Tự đánh giá thái độ của giáo viên luật và HS luật với ngành tư pháp Để tìm hiểu thực trạng lòng yêu nghề của giáo viên và HS trường trung cấp luật Thái Nguyên, tác giả nghiên cứu khả năng tự đánh giá thái độ của giáo viên (GV) và HS với ngành tư pháp.

Bảng 2.7. Tự đánh giá thái độ của GV và HS luật với ngành tƣ pháp

Đối tƣợng

Rất yêu nghề Yêu nghề Bình thường Không yêu nghề Số

lƣợng % Số

lƣợng % Số

lƣợng % Số

lƣợng %

Giáo viên 15 50,00 10 33,00 5 17,00 0 0

HS 21 14 67 44,67 60 40 2 1,33

Nhận xét

Qua bảng số liệu trên, tác giả nhận thấy đa số HS và GV đều rất yêu nghề luật, nhưng mức độ khác nhau. Có tới 50% GV tự đánh giá thái độ là “rất yêu nghề”, nhưng ở HS tỷ lệ này thấp hơn chỉ có 14%, mức độ “yêu nghề”

được HS đánh giá là 44,67%, trong khi ở GV là 33%. Như vậy tổng hợp hai mức độ trên, tác giả thấy GV dạy luật đa số là yêu nghề chiếm 83% và HS luật chiếm tỷ lệ ít hơn là 58,67%.

Tỷ lệ “Không yêu nghề” của GV là 0%. Thái độ của giáo viên với nghề thấp nhất là ở mức độ “Bình thường” là 17%. Điều này có thể là do mức độ gắn bó, trải nghiệm của nghiệp vụ luật tạo nên những tình cảm nghề đã được củng cố, vững chắc. Đối với HS-những người mới bước chân vào môi trường này

58

với nhiều lý do khác nhau (do yêu thích nghề, nhưng cũng có thể do xu hướng, do hoàn cảnh gia đình, do giới…), nên họ mới đang hoặc chưa cảm nhận hết ý nghĩa cao quý của nghề, những giá trị xã hội cao đẹp mà ngành tư pháp có được. Mức độ HS đánh giá thái độ của mình với nghề là “Bình thường” chiếm 40%, thậm chí còn có 1,33% là “Không yêu nghề”.

Theo tác giả, học sinh luật vào trường trung cấp Luật là vì nhiều lý do, lại thêm thời gian để hiểu người, hiểu nghề còn ít ỏi nên HS luật chưa thực sự xác định được đúng tình cảm của mình với nghề tư pháp. Tình cảm với nghề tư pháp mới hình thành trong các HS luật nên cần thời gian củng cố. Như vậy, phải có thời gian để hình thành và củng cố những tình cảm nghề nghiệp cho HS luật trong và sau khi học tập tại trường luật. Trao đổi với các giáo viên, 100%

giáo viên đều cho rằng: Các phẩm chất ĐĐNN được hình thành ba giai đoạn:

Trước khi vào trường, trong quá trình học tập tại trường và khi đã ra công tác.

Nhưng quá trình học tập ở nhà trường trung cấp Luật là quan trọng nhất. Mọi thành viên trong nhà trường phải có trách nhiệm GDĐĐNN cho HS Luật. Đây cũng là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp về sau.

50

33

17

0 14

44.67

40

1.33 0

10 20 30 40 50 60

Rất yêu nghề Yêu nghề Bình thường Không yêu nghề Tự đánh giá thái độ của GV và HS luật với nghề tư pháp

Giáo viên HS

Biểu đồ 2.2. Tự đánh giá thái độ của giáo viên luật và HS với ngành tƣ pháp

59

2.2.2.4. Thực trạng việc thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong Trường Trung cấp luật Thái nguyên

Các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong Trường Trung cấp luật Thái Nguyên đó là

1. Giáo dục lòng yêu nghề

2.Giáo dục ý thức tự học tập, trau dồi kiến thức, chuyên môn, rèn luyện tay nghề.

3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp, tư vấn, hướng dẫn thực hiện pháp luật 4. Giáo dục tác phong mẫu mực, ý thức kỷ luật, quan hệ ứng xử tốt 5. Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức phối hợp các LLGD khác

6. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt quy định của pháp luật 7. Giáo dục phẩm chất khiêm tốn, trung thực và lịch sự.

Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS luật được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên

Nội dung

Mức độ thực hiện Thường

xuyên

Bình thường

Không thường xuyên

Không thực hiện

SL % SL % SL % SL %

1 35 23,3 95 63,33 14 9,33 6 4,00

2 65 43,3 60 40,00 24 16,00 1 0,67

3 75 50,0 50 33,33 20 13,33 5 3,33

4 67 44,7 68 45,33 12 8,00 3 2,00

5 45 30,0 45 30,00 55 36,67 5 3,33

6 35 23,3 73 48,67 40 26,67 2 1,33

7 57 38,0 63 42,00 27 18,00 3 2,00

60 Nhận xét

Qua phân tích bảng số liệu trên tác giả nhận thấy, hầu hết các nội dung giáo dục ĐĐNN đều đã được nhà trường thực hiện, nhưng ở mức độ khác nhau.

Theo đánh giá của HS luật nhà trường đã thực hiện một số nội dung GDĐĐNN ở mức độ “Thường xuyên” như nội dung 3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp, tư vấn, hướng dẫn thực hiện pháp luật (50%); 4. Giáo dục tác phong mẫu mực, ý thức kỷ luật, quan hệ ứng xử tốt (44,7%); nội dung 2.Giáo dục ý thức tự học tập, trau dồi kiến thức, chuyên môn, rèn luyện tay nghề (43,3%). Mức độ đánh giá tính thường xuyên của HS Luật cho các nội dung trên thấy: Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên rất chú trọng đến giáo dục cho HS các đặc trưng, truyền thống của ngành tư pháp.

Một số nội dung đã được nhà trường lồng ghép vào các môn nghiệp vụ bắt buộc cho HS luật như môn công tác chứng thực của UBND cấp huyện và cấp xã, Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, môn luật hôn nhân và gia đình, môn thi hành án… Đây là nguyên nhân dẫn tới những đánh giá tốt của HS luật với việc thực hiện công tác GDĐĐNN của nhà trường ở các nội dung trên. Tuy nhiên, một số nội dung khác chỉ được HS luật đánh giá mức độ thực hiện chủ yếu ở mức “bình thường” như nội dung 1. Giáo dục lòng yêu nghề (63,33%- “bình thường”; 4%- “không thực hiện”); 4. Giáo dục tác phong mẫu mực, ý thức kỷ luật, quan hệ ứng xử tốt (48,67%- “bình thường”; 1,33%-

“không thực hiện”); 6. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt quy định của pháp luật (45,33%- “bình thường”; 2%- “không thực hiện”)…

Một số nội dung giáo dục được HS đánh giá là có thực hiện nhưng không thường xuyên như 2.Giáo dục ý thức tự học tập, trau dồi kiến thức, chuyên môn, rèn luyện tay nghề (16%);5. Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức phối hợp các LLGD khác (36,67%); 6. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt quy định của pháp luật (26,67%). Trao đổi với một số GV và các LLGD trong nhà trường, tác giả nhận thấy nhà trường đã chỉ ra được những nội dung GDĐĐNN

61

cơ bản như Giáo dục lòng nghề, tính tuân thủ pháp luật, tính khiêm tốn, giản dị… Tuy nhiên, nhà trường chưa hoặc ít đề cập tới những nội dung mới trong GDĐĐNN cho HS như Tính năng động, sáng tạo, giáo dục ý thức công dân, giáo dục tinh thần dũng cảm, trung thực… Điều này khiến cho các nội dung giáo dục chưa thực sự cập nhật, hoặc nếu có thì tình trạng thực hiện các nội dung mới còn chưa thường xuyên. Đây cũng là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp GDĐ ĐNN cho HS sau này.

Biểu đồ dưới đây minh họa mức độ thực hiện các nội dung GDĐ ĐNN cho HS Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên.

0 10 20 30 40 50 60 70

Thường xuyên

Bình thường

Không thường xuyên

Không thực hiện Các nội dung giáo dục

Phần trăm đồng ý

1. Giáo dục lòng yêu nghề

2.Giáo dục ý thức tự học tập, trau dồi kiến thức, chuyên môn, rèn luyện tay nghề

3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp, tư vấn, hướng dẫn thực hiện pháp luật

4. Giáo dục tác phong mẫu mực, ý thức kỷ luật, quan hệ ứng xử tốt

5. Giáo dục tinh thần tập thể, ý thức phối hợp các LLGD khác

6. Giáo dục tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt quy định của pháp luật

7. Giáo dục phẩm chất khiêm tốn, trung thực và lịch sự.

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ đánh giá việc thực hiện nội dung GDĐĐNN cho HS

62

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)