8. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong
trung cấp chuyên nghiệp
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp là các việc làm, các tác động cụ thể của chủ thể quản lý lên các khách thể quản lý nhằm làm cho hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp đạt được mục đích đã đề ra một cách hiệu quả nhất.
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp có thể là: - Tăng cường sự lãnh đạo của nhà trường trong việc GDĐĐNN cho HS. - Phát huy vai trò của tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác GDĐĐNN cho HS.
- Lồng ghép nội dung GDĐĐNN cho HS với nội dung các môn văn hoá. - Xây dựng nhà trường thành môi trường GDĐĐNN lành mạnh .
- Tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế trong sinh hoạt, học tập để rèn luyện đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cho học sinh.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ cho học sinh.
38
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá; khuyến khích HS tự kiểm tra, tự đánh giá về công tác giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng.
- Xây dựng và thực hiện quy chế khen thưởng và trách phạt rõ ràng, hợp lý. - Bổ sung nội dung, phương pháp trong cách quản lý hoạt động GDĐĐNN cho học sinh bằng cách đẩy mạnh giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức, hướng dẫn với động viên, kiểm tra, giám sát việc làm theo tấm gương ĐĐ Hồ Chí Minh trong các LLGD và hs.
Như vậy, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp là các cách thức tác động cụ thể của các nhà quản lý vào hệ thống bộ máy giáo dục, đặc biệt là các bộ phận phụ trách giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh nhằm là cho quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp đạt hiệu quả tối ưu.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp
Trong quá trình tự rèn luyện tư cách đạo đức, học sinh luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó gia đình là nền tảng sớm nhất, tác động thường xuyên, liên tục và lâu dài nhất; xã hội là môi trường mà các em sẽ tự thể hiện và biến đổi mạnh mẽ hàng ngày; nhà trường là nơi cung cấp những kiến thức khoa học về tự nhiên và xã hội, năng lực chuyên môn… Từ các tác động đó hình thành nên đạo đức nghề nghiệp cho học sinh thông qua tiếp cận chuyên sâu vào lĩnh vực đào tạo chuyên môn, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực chuyên môn, thông tác dư luận xã hội, nền kinh tế thị trường.
Theo quan điểm Mác xít cho rằng cá nhân là sản phẩm của xã hội, cho nên sự hình thành phát triển đạo đức cá nhân chủ yếu do điều kiện xã hội - lịch sử và hoạt động của cá nhân quyết định. Quá trình hình thành nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, đạo đức của giai cấp công nhân, là một quá trình chuyển hoá từ đạo đức của cá nhân người công nhân, đến nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng. Đạo đức nghề nghiệp của học sinh chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng xét từ quan điểm trình bày ở trên, theo chúng tôi đạo đức nghề nghiệp của học sinh hiện nay chịu ảnh hưởng của những yếu tố sau:
39
a. Đối tượng quản lý
Học sinh ở lứa tuổi trung học phổ thông đã phát triển tương đối ổn định về mặt tâm sinh lý, đang trong thời kỳ tích lũy kiến thức, chuẩn bị cho cuộc sống trưởng thành. Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc sống hiện đại, những tác động tiêu cực của cuộc sống cũng phát triển một cách đáng lo ngại. Nghiên cứu thực trạng cho thấy, có một số tồn tại trong lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên.
Theo ý kiến của học sinh, phụ huynh và giáo viên: yếu tố tình cảm gia đình rất có ý nghĩa đối với học sinh, đó là quan hệ giữa cha mẹ, họ hàng, cách đối xử của cha mẹ đối với các thành viên trong gia đình. Mối quan hệ với bạn bè là xu hướng chính trong giao tiếp của học sinh: các em thường xuyên trao đổi các vấn đề về bản thân, chia sẻ sở thích, niềm vui với các bạn nhiều nhất, sau đó mới tới cha mẹ và thầy cô giáo. Tác động từ bạn bè đến nhận thức và hành vi đạo đức của học sinh là rất mạnh, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp và ảnh hưởng này có thể là tích cực hoặc tiêu cực đến công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở các trường trung cấp chuyên nghiệp.
b. Sự thay đổi kinh tế xã hội
Yếu tố xã hội quan trọng có ảnh hưởng đến nhận thức về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của học sinh là nguồn thông tin từ mạng internet: trang tin, nhật ký điện tử (blog), trò chơi trực tuyến (game online), ngoài ra, ảnh hưởng của sách báo, tạp chí, phim ảnh và các chương trình trên truyền hình cũng có tác động đáng kể. Các sự kiện chính trị - xã hội diễn ra hàng ngày trong cuộc sống và các hoạt động phong trào chưa có tác động nhiều đến nhận thức của học sinh về trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân và phát triển tinh thần tập thể trong một đơn vị. Hiện nay cũng chưa có sự kết hợp cụ thể và hiệu quả giữa gia đình, địa phương và nhà trường về các trường hợp học sinh có vi phạm về đạo đức. Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa phát huy hết vai trò là cầu nối giữa nhà trường và gia đình. Phần lớn
40
các gia đình ở thành phố sống khép kín, ngày càng ít có sự giao tiếp giữa các gia đình trong khu dân cư.
Kinh tế gia đình cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, có thể cha mẹ chỉ lo làm kinh tế, ít quan tâm tới quá trình phát triển về tâm sinh lý và các yếu tố tác động đến hành vi đạo đức của con em mình, hoặc ở một số gia đình có cuộc sống kinh tế đầy đủ, con cái có biểu hiện sai lệch chuẩn mực hành vi đạo đức là do phụ huynh chỉ cung cấp tiền nhưng lại không quan tâm đến việc học tập, đời sống tinh thần, giao tiếp xã hội của con và việc giáo dục đạo đức thì gần như phó mặc cho nhà trường, dẫn đến tình trạng nhiều học sinh không được trang bị những kỹ năng sống tối thiểu. Dẫn tới khi học ở trường trung cấp chuyên nghiệp, va chạm giữa lý thuyết và thực hành nghề nghiệp gây khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
c. Chương trình đào tạo giáo dục nghề
Trước thực trạng đạo đức học sinh như hiện nay, chương trình giáo dục đạo đức, đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường trung cấp chuyên nghiệp lại chưa có tác động hiệu quả. Học sinh nghề cần được tác động từ những bài học mang tính thực tế. Vì vậy, các bài giảng chuyên môn nghề nghiệp phải có tính thuyết phục, lồng ghép hoạt động biểu hiện đạo đức nghề nghiệp, những chương trình giáo trình đào tạo hiện nay còn nặng về lý thuyết, thiếu kiến thức về kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn để giúp hình thành nhân cách, nhân cách nghề nghiệp cho học sinh; nhiệm vụ của giáo viên, chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ kiến thức môn học, thời gian giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giáo viên và thực tế xã hội ngoài giờ học còn hạn chế, chưa đủ điều kiện để tác động đến quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh.
d. Tác động đạo đức công cụ
Yếu tố đạo đức công vụ hiện nay trong ngành lĩnh vực chuyên môn cũng tác động hoạt động quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Cụ thể, đó là vấn đề đạo đức, lối sống hiện nay trong một bộ phận không nhỏ cán bộ,
41
công chức đang bị suy thoái với những biểu hiện khác nhau như: sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc, né tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Lợi dụng chức vụ, vị trí để ức hiếp gây khó dễ với người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Ngoài ra, số lượng cán bộ công chức bị xử lý kỷ luật những năm gần đây ngày càng tăng… Thực trạng này đã và đang ảnh hưởng đến uy tín và làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do chưa có sự quan tâm đầy đủ đến việc giáo dục tinh thần trách nhiệm cũng như xử lý chưa nghiêm các vi phạm đạo đức; thiếu những quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức; cơ chế quản lý, kiểm tra giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc và thiếu đồng bộ. Trong tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp. Công tác giáo dục đạo đức chậm được đổi mới, nội dung giáo dục chưa cụ thể, sát hợp với từng đối tượng, còn giáo điều, chủ quan, phiến diện, duy ý chí, phi thực tế, thiếu cơ sở khoa học; hình thức giáo dục đơn điệu, qua loa đại khái hoặc phô trương hình thức, dễ gây nhàm chán. Nhiều cán bộ, công chức còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng tinh thần trách nhiệm; mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương.
Như vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ gia đình, xã hội, nhà trường và cơ quan Nhà nước đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình tự rèn luyện đạo đức của học sinh, đạo đức nghề nghiệp của học sinh, đó là biên soạn lại
42
chương trình giáo dục đạo đức, xác định hướng can thiệp đối với từng loại chuẩn hành vi, giáo dục đạo đức từ trong gia đình, tổ chức các hoạt động xã hội và hoạt động tập thể, tăng cường sự hơp tác giữa gia đình và nhà trường, thường xuyên tự đánh giá về nhận thức và hành vi đạo đức, đạo đức nghề nghiệp của bản thân học sinh.
Mặt khác chúng ta cần giáo dục cho công nhân lao động nhận rõ yêu cầu phát triển kinh tế đất nứơc, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vai trò và vị trí của giai cấp công nhân Việt Nam, để công nhân lao động tự giác rèn luyện mình theo yêu cầu xây dựng đội ngũ công nhân Việt Nam, nhằm phát huy tính tích cực phục vụ tốt nhất cho quá trình phát triển kinh tế đất nước.
43
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu một cách cụ thể các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh ở các trường trung cấp chuyên nghệp như:
- Một số khái niệm về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp như đạo đức, đạo đức nghề nghiệp (Tiêu chuẩn và nội dung đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tư pháp), giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
- Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp
- Ý nghĩa, yêu cầu của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp.
- Nội dung và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong các trường trung cấp chuyên nghiệp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp.
Trong chương này, tác giả cũng đề cập tới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đạo đức ngành tư pháp để từ đó có cơ sở đánh giá, xây dựng các phiếu điều tra, và đánh giá về thực trạng nhận thức đạo đức nghề nghiệp cho học sinh ở Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên.
44
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG CẤP LUẬT
THÁI NGUYÊN
2.1. Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển Trƣờng Trung cấp Luật Thái Nguyên
2.1.1. Căn cứ pháp lý cho việc thành lập trường
Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được thành lập ngày 31/5/2011 theo Quyết định số 869/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên.
Ngày 15/5/2012 Bộ Trưởng Bộ Tư pháp ban hành QĐ số 848/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường theo đó trường có chức năng chính là Đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ trung cấp Luật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiên cứu khoa học Pháp lý.
2.1.2. Quá trình hoạt động và phát triển
Sau 3 năm đi vào hoạt động, Nhà trường đã không ngừng phát triển về mọi mặt:
- Về đội ngũ cán bộ, giảng viên: Hiện tại đội ngũ cán bộ, giảng viên là gần 60 người, trong đó đội ngũ giảng viên đều có trình độ cử nhân trở lên chiếm 40% số giảng viên có trình độ sau đại học, các giảng viên Luật đều tốt nghiệp tại các trường Đào tạo Luật uy tín của cả nước như Đại học Luật Hà Nội. Các giảng viên đều có tâm huyết với nghề, luôn không ngừng học tập nâng cao trình độ và khả năng giảng dạy, có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn phong phú.
- Về cơ sở vật chất: Nhà trường chủ động trong công tác bố trí cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng dạy và học với hệ thống phòng học khang trang, trung tâm thư viện hiện đại.
Đồng thời nhà trường đang tiến hành công tác xây dựng trụ sở với diện tích 13ha tại thành phố Thái Nguyên.
45
- Về chương trình đào tạo: Khắc phục yếu điểm trong đào tạo hiện nay là thiên về đào tạo lý luận, Bộ Tư pháp thành lập hệ thống các trường trung cấp Luật nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nền tảng cho việc đào tạo kỹ năng hành nghề ngay từ ghế nhà trường. Ở nhà trường người học được tiếp cận với những môn học chung về luật như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thương mại… và được định hướng nghề nghiệp bởi các môn kỹ năng nghiệp vụ như Công tác hộ tịch, công tác chứng thực, công tác thi hành án dân sự, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở… Với mỗi môn nghiệp vụ, người có cơ hội tiếp cận với nhiều tình huống đa dạng trong thực tiễn, được trực tiếp xây dựng hồ sơ và tham gia giải quyết từng vụ việc đồng thời đi thực tế tại các Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng, UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện…
- Về quy mô đào tạo: Hiện tại, nhà trường đã và đang đào tạo khóa thứ 3 hệ Trung cấp Luật với quy mô là trên 2.000 HS. Khóa đầu tiên của nhà trường đã tốt nghiệp ra trường, hầu hết các em đều đã có việc làm đúng chuyên môn đã được đào tạo và được cơ quan, đơn vị sử dụng đánh giá cao về chất lượng