8. Cấu trúc luận văn
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐNN
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐNN cho học sinh Trƣờng Trung cấp Luật Thái Nguyên học sinh Trƣờng Trung cấp Luật Thái Nguyên
3.1.1. Nguyên tắc thứ nhất
Các biện pháp phải phát huy vai trò tổ chức, điều khiển, định hướng của giáo viên trong hoạt động dạy và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình rèn luyện ĐĐNN.
Giáo dục là một quá trình có tính hai mặt:
- Giáo viên là chủ thể của hoạt động giáo dục, giữ vai trò tổ chức, định hướng hoạt động của HS, đảm bảo thực hiện đầy đủ và có chất lượng các yêu cầu đã quy định.
+ HS vừa là đối tượng của hoạt động giáo dục vừa là chủ thể của hoạt động tự giáo dục. Trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân, HS phải phát hiện được các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài mình và tự lực giải quyết bằng nhiều cách thức với sự hỗ khác nhau, trong đó có sự hướng dẫn của giáo viên. Muốn đạt kết quả tốt trong quá trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp HS phải hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức mới và những kĩ năng, kĩ xảo có liên quan tới nghề nghiệp của mình.
Nguyên tắc thống nhất vai trò chủ đạo của nhà giáo dục với việc phát huy vai trò tích cực, chủ động, tự giáo dục của đối tượng chính là cụ thể hoá quy luật giáo dục: hoạt động đi lên của quá trình giáo dục phụ thuộc vào sự thống nhất hành động của các chủ thể giáo dục.
3.1.2. Nguyên tắc thứ hai
Các biện pháp phải có tính đồng bộ, tính hệ thống, tính phù hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của HS.
Các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải thống nhất với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau mới có thể đem lại hiệu quả nhất định. Các biện pháp
76
thể hiện ở việc tác động đến HS từ nhận thức, tình cảm đến thay đối hành vi và phải tác động không chỉ tới đối tượng HS mà cả giảng viên và các cán bộ quản lý, không chỉ là yêu tố con người mà cả đến các yếu tố cơ sở vật chất.... Điều đó cũng có nghĩa là hệ thống các biện pháp đưa ra có tính hệ thống, được xác định trên một trục thống nhất: Hướng vào bộ mặt đạo đức của HS Luật. Hơn thế nữa, các biện pháp đưa ra nằm trong một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia và kế thừa lẫn nhau.
3.1.3. Nguyên tắc thứ ba: Các biện pháp phải có tính thực tiễn và tính khả thi trong quá trình thực hiện.
Tư tưởng chỉ đạo nguyên tác này là phát triển giáo dục nhằm đào tạo ra những con người mới phục vụ đắc lực cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, lẩy mục tiêu chuẩn bị nguồn nhân lực cho xã hội làm trung tâm. Giáo dục nhà trường phải gán liền với thực tiễn cuộc sống, tức là phải gắn liền với sự nghiệp cách mạng, gắn với đời sống lao động, sản xuất và chiến đấu của nhân dân, của dân tộc...
Các biện pháp đưa ra phải dựa vào điều kiện thực tế của trường, khoa, căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của nhà trường với công tác giáo dục HS, đồng thời phải gĩải quyết được các mâu thuẫn trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho HS góp phần cải tạo thực tiễn.