8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Thực trạng về mức độ tham gia GDĐĐNN của các LLGD trong
Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên
Khảo sát trên lượng HS của trường về mức độ tham gia GDĐĐNN của các LLGD gồm:
- Ban giám hiệu. - Đảng ủy nhà trường. - Ban giáo viên chủ nhiệm. - Ban quản lý công tác HS. - Đoàn thanh niên.
- Chi bộ đào tạo. - Giáo viên giảng dạy. - Tập thể lớp, chi đoàn.
66 Tác giả thu được kết quả dưới đây:
Bảng 2.10. Mức độ tham gia GDĐĐNN của các LLGD trong Trƣờng Trung cấp Luật Thái Nguyên
Các LLGD Tích cực Bình thƣờng Chƣa tích cực Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %
- Ban giám hiệu 64 42,67 45 30,00 41 27,33
- Đảng ủy nhà trường 59 39,33 57 38,00 34 22,67 - Giáo viên chủ nhiệm 86 57,33 57 38,00 7 4,67 - Phòng công tác HS 57 38,00 60 40,00 33 22,00
- Đoàn thanh niên 63 42,00 62 41,33 25 16,67
- Phòng đào tạo 58 38,67 61 40,67 31 20,67
- Giáo viên giảng dạy 73 48,67 38 25,33 39 26,00 - Tập thể lớp, chi đoàn 68 45,33 40 26,67 42 28,00 - Cán bộ lớp và cán bộ chi
đoàn, Hội học sinh 60 40,00 66 44,00 24 16,00
Nhận xét: Qua phân tích bảng số liệu trên tác giả nhận thấy các LLGD trong nhà trường đều tham gia vào công tác GDĐĐNN cho HS với tính tích cực ở mức trung bình, nhưng mức độ tham gia có khác nhau:
+ Lực lượng được đánh giá là tích cực nhất là “Giáo viên chủ nhiệm” chiếm tới 57,33%. Điều này có thể là do, các lớp được quản lý trực tiếp HS của nhà trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm từ khi nhập học tới lúc ra trường, là nơi triển khai, tổ chức rất nhiều hoạt động cho HS nên có nhiều thời gian tiếp xúc và tác động tới HS. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm được HS biết đến và đánh giá cao nhất trong công tác GDĐĐNN.
67
+ HS cũng đánh giá khá tích cực với các LLGD như Ban giám hiệu (42,67%); Tập thể lớp, chi đoàn (48,67%); Giáo viên giảng dạy (45,33%). Điều này giúp tác giả nhận định nhà trường có sự thống nhất cao từ lãnh đạo tới tập thể giáo viên, HS trong công tác GDĐĐNN. Sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu thông qua các hoạt động mà nhà trường tổ chức được HS nhận thức và đánh giá. Bên cạnh đó, tập thể lớp và chi đoàn và giáo viên giảng dạy là những người có cơ hội làm việc cùng HS, sự tương tác giữa những giáo viên tâm huyết và những HS tích cực học tập, rèn luyện có thể là nguyên nhân tạo nên những nhìn nhận tích cực về tham gia của các LLGD vào công tác GDĐĐNN cho HS.
+ Tuy nhiên, HS đánh giá mức độ tham gia công tác GDĐĐNN của một số LLGD còn ở mức thấp như Phòng công tác HS (gồm cả ban quản lý KTX) chiếm 38%; Chi bộ đào tạo là 38,67%. Điều này có thể là do các LLGD trên tham gia quản lý HS chủ yếu là trên quy định hành chính. Phòng công tác HS làm công tác quản lý HS với một số lượng lớn, đối tượng khác nhau, địa bàn quản lý rộng nên khó có thể quan tâm tới từng HS. Hơn nữa, đối tượng điều tra có thể không ở KTX mà lại ở trọ nên không nhận thức được đầy đủ về công tác giáo dục HS của ban quản lý. Mặt khác trong Phòng công tác HS, hay Phòng đào tạo không phải ai cũng tham gia giảng dạy hoặc tổ chức các hoạt động tập thể HS nên việc GDĐĐNN có thể là rất khó hoặc không khả thi đối với họ. Cho nên đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá mức độ tích cực thấp của các LLGD trên đối với công tác GDĐĐNN cho HS.
Biểu đồ dưới dây minh họa mức độ tham gia của các LLGD vào công tác GDĐĐNN cho HS luật.
68 0 10 20 30 40 50 60 70 - Ban giám hiệu - Đảng ủy nhà trường - Giáo viên chủ nhiệm Phòng công tác HS. - Đoàn thanh niên Phòng đào tạo - Giáo viên giảng dạy - Tập thể lớp, chi đoàn - Cán bộ lớp và cán bộ chi đoàn, Hội học sinh Tích cực Bình thường Chưa tích cực
Biểu đồ 2.4. Mức độ tham gia của các LLGD vào công tác GDĐĐNN cho HS luật
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp Trƣờng Trung cấp Luật Thái Nguyên
2.4.1. Yếu tố những sự biến đổi rất nhanh về Tâm -sinh lý của học sinh
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước, học sinh là người có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão và khát vọng đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường, mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác nhau, đã ảnh hưởng đến tâm lý lối sống của nhiều tầng lớp trong xã hội đặc biệt trong đó có tầng lớp học sinh. Học sinh hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: trong việc lựa chọn những hành vi ứng xử phù hợp với giá trị truyền thống của dân tộc, vừa phải theo kịp sự phát triển của xã hội hiện đại.
69
Những tác động của thời KTTT đã tạo nên những biến đổi lớn trong sự phát triển nhiều mặt của HS cả về sinh lý và tâm lý. So với các thế hệ trước thì HS hiện nay có sự phát triển hơn nhiều về chiều cao, cân nặng, thể lực. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cuộc sống tinh thần, định hướng giá trị, lối sống, quan niệm trong xã hội hiện đại mà tâm lý của HS đã có rất nhiều thay đổi.
Để tìm hiểu những biến đổi nhanh chóng về tâm - sinh lý của HS, tác giả sử dụng câu hỏi mở là:
- Thầy (cô) có thể mô tả vài đặc điểm tâm lý của học sinh?
- Làm thế nào Thầy (cô) nắm được đặc điểm tâm lý của học sinh?
Tác giả thu được những ý kiến khá thống nhất và tập trung. Hầu hết các giảng viên đều nhận định: Học sinh là người năng động, sáng tạo, tự tin, ham học hỏi, khám phá nhưng tâm lý chưa thực sự ổn định… Đa số học sinh cần cù, chịu khó, có ý thức vươn lên, vượt khó đạt thành tích cao trong học tập.
Bên cạnh đó, hiện nay trong nhà trường vẫn còn có một số HS có những biểu hiện sai lệch trong hành vi ứng xử như:
- Trốn học, bỏ tiết
- Không học bài, trong thi cử còn có sự sai phạm
- Mất trật tư gây rối trong sinh hoạt của tập thể (nói chuyện, nghe, gọi điện thoại trong giờ học, giờ sinh hoạt tập thể).
- Vi phạm luật giao thônh
- Quần áo, ăn mặc nghiêm túc…
Sự phát triển xã hội với những chuẩn mực, giá trị đạo đức theo nhiều chiều đã tạo ra những biến đổi rất mạnh và nhanh về tâm - sinh lý của HS. Nếu các chủ thể giáo dục ĐĐNN không am hiểu, không có đủ tri thức cần thiết để định hướng cho HS những chuẩn mực phù hợp thì HS sẽ dễ bị mất phương hướng trong sự lựa chọn các giá trị phù hợp với yêu cầu xã hội nói chung, với nghề nghiệp của mình nói riêng.
70
2.4.2. Yếu tố chương trình đào tạo, tài liệu
GDĐĐNN cho HS không được dạy trong nhà trường luật như một môn học độc lập mà nó là tổ hợp các hoạt động được thực hiện lồng ghép và tích hợp với tất cả các hoạt động khác. Do đó, không có chương trình đào tạo và tài liệu cụ thể cho công tác GDĐĐNN.
Các môn học có đề cập tới ĐĐNN chủ yếu tập trung vào nội dung các môn nghiệp vụ như: Chính trị, Pháp luật đại cương hoặc có thể lồng ghép vào một số môn học khác như Luật thi hành án, Luật dân sự, Luật hình sự… Chương trình học trong suốt thời gian HS học ở trường trung cấp Luật cũng không có môn học nào đề cập tới “chuẩn nghề nghiệp với ngành tư pháp” để HS hiểu hơn về nghề của mình. Hơn nữa, hiện nay nhà trường cũng không có tài liệu, hướng dẫn nào về công tác GDĐĐNN. Do đó, các LLGD và ngay cả bản thân HS cũng khó hoặc không thể định hướng nhiệm vụ GDĐĐNN cho bản thân HS.
2.4.3. Yếu tố năng lực tư pháp
Năng lực tư pháp của người cán bộ tư pháp - một bộ phận quan trọng trong các LLGD bao gồm một tổ hợp các năng lực khác nhau: Năng lực trình độ chuyên môn (bao gồm năng lực am hiểu pháp luật hiện hành, tri thức và tầm hiểu biết; năng lực chế biến tài liệu học tập; nắm vững kỹ thuật nghiệp vụ); năng lực tuân thủ (gồm năng lực ý thức kỷ luật, năng lực truyền đạt; năng lực giao tiếp ứng xử); năng lực tổ chức; năng lực thực tế (năng lực liên hệ, năng lực cập nhật thông tin, năng lực giải quyết, năng lực ứng phó). Người làm công tác tư pháp vừa là người tổ chức lao động cho cá nhân và tập thể. Mà người thầy trong điều kiện sư phạm khác nhau phải làm toát nên năng lực tư pháp, vừa đóng vai trò cán bộ tư pháp, vừa là người dẫn dắt thực tế truyền đạt kiến thức chuyên môn, vừa là hạt nhân để gắn HS thành tập thể, vừa là người tuyên truyền và liên kết, phối hợp các LLGD khác là tất yếu cần có trong năng lực tư pháp.
71
Cho nên năng lực tổ chức hoạt động của người thầy được thể hiện, trước hết ở chỗ tổ chức và cổ vũ HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của công tác dạy học và giáo dục ở trên lớp cũng như ở nhà trường. Trong nội khóa cũng như ngoại khóa cho HS cũng như tập thể của chúng.
Năng lực tổ chức hoạt động của người thầy còn thể hiện ở chỗ đoàn kết HS thành tập thể thống nhất, lành mạnh có kỷ luật, có nề nếp đảm bảo cho hoạt động của lớp diễn ra một cách thuận lợi, biến tập thể HS thành tổ chức làm công tác tư pháp thường trực.
Người thầy giáo có năng lực tổ chức hoạt động sư phạm không những biết tổ chức và đoàn kết HS mà còn biết tổ chức và vận động nhân dân, cha mẹ, HS và các tổ chức khác tham gia vào sự nghiệp giáo dục theo mục tiêu nhất định.
Sự hạn chế về năng lực tư pháp trong năng lực sư phạm là một trở ngại khó vượt qua nhất trong công tác GDĐĐNN. Sự hạn chế đó làm cho các LLGD không thể có đủ kiến thức về các phương pháp quản lý hoạt động GDĐĐNN cho HS, chưa đề cập đến việc thực hiện các biện pháp đó một cách có hiệu quả.
Như vậy, trước khi nâng cao chất lượng công tác GDĐĐNN cho HS luật thì phải chú ý nâng cao năng lực tư pháp cho giáo viên và các LLGD nói chung, vì giảng viên là yếu tố quyết định trực tiếp tới kết quả công tác GDĐĐNN.
2.4.4. Yếu tố bộ phận cán bộ quản lý hoạt động GDĐĐNN
Một trong những đặc điểm khác biệt trong sự liên hệ giữa các LLGD và cán bộ quản lý ở nhà trường phổ thông và bậc trung cấp chuyên nghiệp đó là nếu nhà trường phổ thông cán bộ quản lý thường sâu sát, chỉ đạo cụ thể và tỉ mỉ mọi hoạt động của giáo viên, của các LLGD thì ở trường trung cấp chuyên nghiệp thì cán bộ quản lý chỉ định hướng và chủ yếu quản lý thông qua hiệu quả làm việc của giảng viên, các LLGD.
Tuy nhiên, công tác GDĐĐNN cho HS lại khó đánh giá và quản lý thông qua hiệu quả công việc, khó định lượng các tiêu chí đánh giá. Vì đó là một quá trình rất lâu dài và phức tạp, hiệu quả của nó lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố
72
chủ quan và khách quan. Vì vậy, cán bộ quản lý cần cụ thể hóa các công tác GDĐĐNN cho HS thành các hoạt động và hình thức cụ thể để các LLGD dự trên cơ sở đó mà thực hiện nhiệm vụ GDĐĐNN một cách thống nhất, chủ động, hiệu quả và sáng tạo.
2.4.5. Một số các yếu tố khác
- Khó khăn chung của trường hiện nay là việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ, viên chức còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ thiếu tài liệu, giáo trình phục vụ cho các môn học nghiệp vụ chuyên sâu, các trường còn phải đi thuê địa điểm đào tạo cho học sinh.
Sau khi điều tra bằng cuộc trò chuyện trực tiếp với các LLGD trong nhà trường, tác giả nhận thấy mộ số yếu tố khác tác động tới công tác quản lý hoạt động GDĐĐNN cho HS Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên là
a. Yếu tố khách quan
- Lương giáo viên thấp.
- Do chính sách ưu đãi kém, nên giáo viên đầu tư công sức giảng dậy, giáo dục ít.
- Do điều kiện nhà trường chưa có đầy đủ cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ cho tổ chức hoạt động giáo dục.
- Do cơ chế cào bằng, quân bình chủ nghĩa.
- Do các nhà quản lý chưa thực sự quan tâm đúng mức tới cuộc sống, công việc cũng như cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp của các giáo viên.
- Do bầu không khí tập thể sư phạm kém. - Do chương trình học.
- Do thái độ học tập của HS chưa tích cực. - Do chưa có sự tự giác phản hồi của HS.
- Do chưa có chính sách khen thưởng và kỷ luật bằng tiền thích đáng.
b. Yếu tố chủ quan
73 - Do thâm niên công tác, tuổi đã cao. - Do năng lực chuyên môn hạn chế. - Do trình độ nghiệp vụ hạn chế. - Do đã vào biên chế rồi.
- Do chưa có động cơ tích cực, không yêu nghề. - Do sự nhận thức, cập nhật thông tin còn hạn chế. - Do hoàn cảnh kinh tế cá nhân.
Như vậy, có nhiều khó khăn đang trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến công tác GDĐĐNN trong nhà trường. Công tác GDĐĐNN trong nhà trường vốn là quá trình nhạy cảm, lâu dài và phức tạp, nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với HS luật, những nhân cách đang hoàn thiện để trở thành công dân tốt, cán bộ giỏi trong tương lai mà còn là những giá trị riêng biệt, đặc sắc tạo nên thương hiệu và giá trị truyền thống của nhà trường.
74
Tiểu kết chƣơng 2
Điều tra thực trạng công tác GDĐĐNN cho HS luật tại Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên, tác giả rút ra kết luận:
Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên tuy mới thành lập, và đang trong quá trình xây dựng và phát triển, đang thực hiện sứ mệnh lịch sử mà xã hội giao phó là đào tạo ra đội ngũ cán bộ nhà nước làm công tác pháp luật có năng lực và phẩm chất ĐĐ tốt cho xã hội. Hiện nay nhà trường đang nỗ lực đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý, trang thiết bị và mở rộng quan hệ hợp tác để nhà trường thực sự là cơ sở đào tạo cán bộ tư pháp lớn và có chất lượng cao.
Các LLGD và HS trong trường đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và các tiêu chuẩn, phẩm chất nghề của cán bộ pháp luật. Thái độ của HS và GV đối với nghề đa số là yêu nghề. Chỉ có một số nhỏ HS chưa thấy được ý nghĩa của nghề nên còn giữ thái độ trung lập hoặc cho rằng mình không yêu nghề. Tuy nhiên con số này là rất nhỏ và có thể do nhiều lý do khách quan mà nếu các LLGD trong nhà trường tích cực giáo dục sẽ có thể tạo ra những biến chuyển tích cực nhận thức, thái độ, hành vi của HS Luật.
Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên đã áp dụng một hệ thống các phương pháp GDĐĐNN cho HS phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý và nhân cách của HS. Chính vì vậy, hệ thống phương