Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP LUẬT THÁI NGUYÊN
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên
2.4.5. Một số các yếu tố khác
- Khó khăn chung của trường hiện nay là việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ, viên chức còn gặp nhiều khó khăn. Không chỉ thiếu tài liệu, giáo trình phục vụ cho các môn học nghiệp vụ chuyên sâu, các trường còn phải đi thuê địa điểm đào tạo cho học sinh.
Sau khi điều tra bằng cuộc trò chuyện trực tiếp với các LLGD trong nhà trường, tác giả nhận thấy mộ số yếu tố khác tác động tới công tác quản lý hoạt động GDĐĐNN cho HS Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên là
a. Yếu tố khách quan - Lương giáo viên thấp.
- Do chính sách ưu đãi kém, nên giáo viên đầu tư công sức giảng dậy, giáo dục ít.
- Do điều kiện nhà trường chưa có đầy đủ cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ cho tổ chức hoạt động giáo dục.
- Do cơ chế cào bằng, quân bình chủ nghĩa.
- Do các nhà quản lý chưa thực sự quan tâm đúng mức tới cuộc sống, công việc cũng như cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp của các giáo viên.
- Do bầu không khí tập thể sư phạm kém.
- Do chương trình học.
- Do thái độ học tập của HS chưa tích cực.
- Do chưa có sự tự giác phản hồi của HS.
- Do chưa có chính sách khen thưởng và kỷ luật bằng tiền thích đáng.
b. Yếu tố chủ quan
- Do sức khỏe yếu, giới tính.
73 - Do thâm niên công tác, tuổi đã cao.
- Do năng lực chuyên môn hạn chế.
- Do trình độ nghiệp vụ hạn chế.
- Do đã vào biên chế rồi.
- Do chưa có động cơ tích cực, không yêu nghề.
- Do sự nhận thức, cập nhật thông tin còn hạn chế.
- Do hoàn cảnh kinh tế cá nhân.
Như vậy, có nhiều khó khăn đang trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến công tác GDĐĐNN trong nhà trường. Công tác GDĐĐNN trong nhà trường vốn là quá trình nhạy cảm, lâu dài và phức tạp, nó có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với HS luật, những nhân cách đang hoàn thiện để trở thành công dân tốt, cán bộ giỏi trong tương lai mà còn là những giá trị riêng biệt, đặc sắc tạo nên thương hiệu và giá trị truyền thống của nhà trường.
74
Tiểu kết chương 2
Điều tra thực trạng công tác GDĐĐNN cho HS luật tại Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên, tác giả rút ra kết luận:
Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên tuy mới thành lập, và đang trong quá trình xây dựng và phát triển, đang thực hiện sứ mệnh lịch sử mà xã hội giao phó là đào tạo ra đội ngũ cán bộ nhà nước làm công tác pháp luật có năng lực và phẩm chất ĐĐ tốt cho xã hội. Hiện nay nhà trường đang nỗ lực đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý, trang thiết bị và mở rộng quan hệ hợp tác để nhà trường thực sự là cơ sở đào tạo cán bộ tư pháp lớn và có chất lượng cao.
Các LLGD và HS trong trường đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và các tiêu chuẩn, phẩm chất nghề của cán bộ pháp luật. Thái độ của HS và GV đối với nghề đa số là yêu nghề. Chỉ có một số nhỏ HS chưa thấy được ý nghĩa của nghề nên còn giữ thái độ trung lập hoặc cho rằng mình không yêu nghề.
Tuy nhiên con số này là rất nhỏ và có thể do nhiều lý do khách quan mà nếu các LLGD trong nhà trường tích cực giáo dục sẽ có thể tạo ra những biến chuyển tích cực nhận thức, thái độ, hành vi của HS Luật.
Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên đã áp dụng một hệ thống các phương pháp GDĐĐNN cho HS phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý và nhân cách của HS. Chính vì vậy, hệ thống phương pháp quản lý GDĐĐNN đã tạo ra hiệu quả lớn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn tới những khó khăn trong công tác GDĐĐNN, tác động tới công tác quản lý GDĐĐNN cho HS. Đó là các nguyên nhân sự biến đổi nhanh chóng tâm sinh lý của HS, chương trình tài liệu, đời sống giáo viên… hoặc do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế và sức khỏe GV… Do đó cần phải đưa ra những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐNN cho HS luật Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên.
75