8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học sinh Trƣờng Trung cấp Luật Thái Nguyên
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, điều ứa thực trạng, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành các giá trị ĐĐNN cho HS luật, tiến hành hỏi ý kiến các chuyên gia, tác giả nhận thấy nhà trường luật đã có sự chú trọng tới các nội dung, cách thức tiến hành các biện pháp GDĐĐNN cho HS luật, có những cách thức trong việc phối họrp các lực lượng giáo dục trong công tác này. Tuy nhiên trước những sự biến động của xã hội, cũng như yêu cầu đặt ra trong điều kiện mới khi nhà trường luật đang tiến hành đào tạo
77
theo học chế, tín chỉ, tác giả đề xuất một số biện pháp cải tiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động GDĐĐNN cho HS luật theo một số hướng sau:
Thứ nhất: Giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của đạo đức nghề nghiệp với HS luật.
Thứ hai: Giáo dục nhằm bôi dưỡng lòng yêu nghề và niềm tin vào các giá trị đạo đức nghề cho HS luật.
Thứ ba: Giáo dục nhằm xây dựng và củng cố những hành vi đạo đức nghề nghiệp có tính thiết thân đối với HS luật.
Đối với những nội dung, cách thức nhà trường đã và đang tiến hành tác giả đề xuất: Hoàn thiện một số nội dung, cách thức thực hiện các biện pháp GDĐĐNN cho HS Luật đang sử dụng hiện nay trong nhà trường trung cấp chuyên nghiệp luật. Theo hướng này, sẽ có những biện pháp cụ thể sau:
+ Đổi mới nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị theo hướng gắn với những điều kiện mới của sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tổ chức các ngày lễ, hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sác, có khả năng phát huy tính năng động, sáng tạo của HS luật.
+ Nêu gương sáng về ĐĐNN, nhấn mạnh những gương sáng trong giai đoạn hiện nay.
+ Đổi mới nội dung, cách thức tổ chức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội học sinh
+ Đổi mới quy trình rèn luyện nghiệp vụ tư pháp thường xuyên + Nâng cao chất lượng hoạt động thực hành, thực tập nghiệp vụ.
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, thiết thực, nâng cao khả năng tự giáo dục, rèn luyện của HS.
+ Gắn các yêu cầu mới của xã hội với phẩm chất ĐĐNN của cán bộ tư pháp thông qua các buổi toạ đàm, thảo luận.
Đối với những cách thức mà nhà trường chưa thực hiện, tác giả đề xuất: Những biện pháp GDĐĐNN mới cho HS, theo hướng này sẽ có các biện pháp sau:
78
+ Đưa các tiêu chuẩn nghề nghiệp vào thành môn học có tính bắt buộc trong nhà trường trung cấp chuyên nghiệp, đặc biệt đối với Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên.
+ Lồng ghép, tích hợp các nội dung có liên quan về yêu cầu của XH với ĐĐNN của cán bộ tư pháp, hộ tịch trong các môn học.
+ Xây dựng môi trường luật an toàn, lành mạnh, thẩm mỹ, phòng chống các ảnh hưởng tiêu cực của KT - XH.
+ Giáo dục truyền thống, lòng tự hào về ngành tư pháp và định hướng giá trị ĐĐNN với HS luật trong nền KTTT.
+ Tăng cường kiểm tra, đánh giá, khuyến khích HS Luật tự kiểm tra, đánh giá.
+ Xây dựng và thực hiện quy chế khen thưởng, trách phạt rõ ràng. + Tăng cường quản lý HS trong thời gian ngoài giờ lên lớp.
+ Tạo dư luận tập thể đúng đắn.
Sự phân loại này chỉ có tính chất tương đối vì mỗi biện pháp GDĐĐNN cho HS luật đều có tác dụng, ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố (Nhận thức, thái độ, hành vi, thói quen NN). Tuy nhiên, mỗi biện pháp lại có tác dụng, ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau. Dựa trên mức độ đó, có thể phân loại để thuận tiện trong quá trình lựa chọn các biện pháp áp dụng vào thực tiễn đào tạo cán bộ tư pháp, hộ tịch các cấp.