Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
1.2. Một số khái niệm về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp
1.2.2. Giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp
a. Khái niệm
GDĐĐ là quá trình tác động tới người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức.
GDĐĐ về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân, thành những niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.
GDĐĐ có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục chính trị - tư tưởng vì giáo đục chính trị - tư tưởng có tác dụng xây dựng cơ sở thế giới quan Mác - Lênin và định hướng chính trị - xã hội theo quan điểm và đường lối của Đảng cộng sản, cho ý thức và hành động đạo đức.
GDĐĐ còn gắn bó chặt chẽ với việc giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật có nhiệm vụ giới thiệu cho người học các chuẩn mực về luật pháp của Nhà nước, các quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân Việt Nam, do đó có tác dụng củng cố phương thức luận cứ các chuẩn mực đạo đức và thúc đẩy việc thực hiện các yêu cầu đạo đức.
20
Giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận cực kì quan trọng của quá trình sư phạm. Để giáo dục những nét phẩm chất đạo đức, cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề nhằm giúp người được giáo dục có ý thức về phẩm chất đó, có thái độ tích cực và có thói quen, hành vi tương ứng. Giáo dục đạo đức có các nhiệm vụ sau:
- Giáo dục ý thức đạo đức: Giáo dục ý thức đạo đức là cung cấp cho người được giáo dục những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và các chuẩn mực đạo đức của xã hội, trên cơ sở đó giúp họ hình thành niềm tin, tình cảm đạo đức của cá nhân.
- Giáo dục tình cảm đạo đức: Giáo dục tình cảm đạo đức là khơi dậy tình cảm người được giáo dục những rung động những xúc cảm đối với hiện thực xung quanh; biết yờu ghột rừ ràng và cú thỏi độ đỳng đắn đối với cỏc hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể.
- Giáo dục hành vi thói quen đạo đức: Giáo dục hành vi thói quen đạo đức là tổ chức cho người được giáo dục lặp đi, lặp lại nhiều lần những hành động đạo đức trong học tập, trong sinh hoạt và trong cuộc sống nhằm tạo được hành vi đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững.
b. Nội dung cơ bản
Giáo dục đạo đức có một số nội dung cơ bản sau:
- Phát triển ý thức đạo đức: Trang bị cho người học những hiểu biết và niém tin vể các chuẩn mực và qui tắc đạo đức như giáo dục về ý thức về mục đích sống của bản thân; giáo dục về ý thức lối sống cá nhân; giáo dục ý thức về các mối quan hệ trong gia đình, trong tập thể và ngoài xã hội; giáo dục ý thức về cuộc sống lao động sáng tạo; giáo dục ý thức về nghĩa vụ lao động và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
- Giáo dục tình cảm đạo đức: hình thành nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức phù hợp vói nền đạo đức mới.
- Giáo dục hành vi đạo đức: Xây dựng hành vi và thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, ý chí đạo đức vững vàng.
21
Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng hàng đầu của quá trình giáo dục tổng thể. Để giáo dục đạo đức cho học sinh có thể thông qua một số con đường cơ bản sau:
- Thông qua việc dạy các môn học mà làm cho người được giáo dục tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, giúp họ định hướng đúng những hiện tượng xã hội để lựa chọn cách thích ứng đúng đắn trong các tình huống đạo đức.
+ Các môn học khoa học xã hội và nhân văn có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho người học. Những kiến thức trong các môn học này liên quan đến giá trị, thái độ và cách cư xử, hành vi đạo đức trong xã hội.
+ Các môn khoa học tự nhiên cũng góp phần vào việc GDĐĐ
Nó có tác dụng giúp người học hình thành những phẩm chất xã hội như tư duy tâm lý, thái độ coi trọng nhân quả, ý thức nâng cao kiến thức xã hội.
+ Môn nghệ thuật và thể dục tạo cơ hội để người học phát triển óc sáng tạo, thể hiện được xúc cảm và kinh nghiệm của mình.
+ Môn giáo dục công dân có một vị trí quan trọng đối với việc trang bị người học những hiểu biết cơ bản về những phẩm chất và bổn phận đạo đức của công dân.
Thông qua hoạt động lao động và các hoạt động xã hội, sinh hoạt đoàn thể để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, ý thức pháp luật cho học sinh...
Đối tượng giáo dục bằng con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo đục để hình thành các thói quen đạo đức cho bản thân.
c. Các phương pháp giáo dục đạo đức
Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức tác động của các nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất cần thiết.
Về cơ bản, các phương pháp giáo dục đạo đức được phân thành 3 nhóm chính là:
- Nhóm các phương pháp thuyết phục: Thuyết phục là nhóm những phương pháp tác động vào mặt nhận thức và tình cảm của con người để hình
22
thành cho đối tượng giáo dục ý thức thái độ tốt đẹp đối với cuộc sống. Nhóm này bao gổm các phương pháp khuyên giải, tranh luận, nêu gương.
- Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động: Đây là nhóm phương pháp đưa con người vào hoạt động thực tiễn để tập dượt, rèn luyện tạo nên các hành vi thói quen. Nhóm này bao gồm các phương pháp rèn luyện và tập luyện.
- Nhóm các phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi: Đây là nhóm phưong pháp tác động vào mặt tình cảm của các đối tượng được giáo dục nhằm tạo ra những phấn chấn, thức đẩy tích cực hoạt động, đồng thời giúp cho những người có khuyết điểm nhận ra và khắc phục những sai lầm. Nhóm này gồm các phương pháp khen thưởng, trách phạt, thi đua.
Phương pháp giáo dục đạo đức rất đa dạng nhà giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt chúng cho phù hợp với mục đích, với đối tượng giáo dục, với từng tình huống cụ thể. Chính vì thế mà người ta nói rằng phương pháp giáo dục là nghệ thuật giáo dục.
1.2.2.2. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp
Để người học nghề có khả năng lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó thì nhà trường đào tạo nghề phải tiến hành ba nhiệm vụ sau:
- Trang bị về những kiến thức nghề nghiệp cần thiết.
- Hình thành những kỹ năng, kỹ xảo mà nghề nghiệp đòi hỏi.
- Giáo dục để người học nghề có đủ những tri thức cơ bản và những phẩm chất đặc thù của nghề nghiệp.
Có thể xem GDĐĐNN là sự tác động qua lại giữa các hoạt động GDĐĐNN với người học nghề nhằm hình thành ở người học nghề những phẩm chất NN cần thiết. Như vậy, nếu xem xét dưới góc độ lý thuyết hệ thống thì GDĐĐNN bao gồm nhiều thành tố: Mục đích và yêu cầu, nội dung, phương pháp, biện pháp, phương tiện, các lực lượng tham gia, người dạy nghề và kết quả GDĐĐNN. Các thành tố này vận động và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau, thành tố này quy định và ảnh hưởng đến các thành tố khác và
23
tạo nên sự vận động chung của cả hệ thống GDĐĐNN. Trong mối quan hệ giữa các lực lượng tham gia GDĐĐNN và người học nghề thì lực lượng GDĐĐNN tham gia giữ vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển hoạt động của người học nghề.
Dưới các tác động giáo dục đó, người học nghề phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình tự rèn luyện, tự bồi dưỡng các phẩm chất nghề nghiệp. Sự vận động của tất cả các thành tố nêu trên tạo nên kết quả GDĐĐNN. Kết quả này phản ánh sự vận động đúng hay không đúng quy luật khách quan của các thành tố và cả hệ thống.
Tuy nhiên GDĐĐNN là một hệ thống mở vì các thành tố cấu thành của nó còn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội:
Chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa. Chính vì vậy, nội dung, phương pháp cũng như cách thức phối hợp các lực lượng trong GDĐĐNN cho học sinh nói chung, học sinh nghành tư pháp nói riêng hiện nay đang có sự điều chỉnh nhằm đạt được những mục tiêu trong giáo dục.
Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trong các nhà trường trung cấp chuyên nghiệp là hết sức quan trọng được các nhà trường chú ý và đặt song song với nhiệm vụ bồi dưỡng tri thức khoa học. Thực chất của công tác này là công tác quản lí, giáo dục học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện tại nhà trường. Đây là khâu quan trọng của quá trình hình thành nhân cách người làm tư pháp theo mục tiêu đào tạo và theo tiêu chuẩn đạo đức của người làm tư pháp. Đồng thời đưa hoạt động của nhà trường vào nề nếp, chính qui đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.
Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp là những phương pháp tác động vào lí trí, tình cảm, ý chí của người được giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức xã hội, niềm tin đạo đức.
Nhóm này gồm các phương pháp:
- Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa nhà giáo dục và người được giáo dục về các chủ đề đạo đức, thẩm mĩ dựa trên một hệ thống câu hỏi nhất định.
24
+ Giảng giải là phương pháp dùng lời nói trình bày, giải thích, chứng minh các chuẩn mực xã hội nhằm giúp người được giáo dục hiểu và nắm được ý nghĩa, nội dung và quy tắc thực hiện các chuẩn mực này.
+ Kể chuyện là phương pháp dùng lời nói kết hợp với cử chỉ điệu bộ để thuật lại một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục.
+ Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương cụ thể, sống động để kích thích người được giáo dục bắt chước hoặc né tránh.
Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân có tác dụng giúp người được giáo dục trang bị những tri thức cần thiết về các chuẩn mực xã hội để họ hiểu được những giá trị xã hội cần tôn trọng. Trên cơ sở đó dần dần họ sẽ hình thành niềm tin đối với các chuẩn mực, các giá trị xã hội đó, làm cơ sở định hướng cho hệ thống hành vi và thói quen đạo đức.
*Loại phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử.
Là những phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn cho người được giáo dục tham gia nhằm tạo cơ hội cho họ chuyển hoá ý thức hành vi và lặp đi lặp lại hành vi để có thói quen cần thiết.
Nhóm này gồm các phương pháp:
- Nêu yêu cầu sư phạm là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục thực hiện nội quy, quy chế, công việc hay nghĩa vụ nhất định.
- Tập luyện là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục lặp đi lặp lại một cách thường xuyên, có hệ thống các thao tác, các sinh hoạt và hành động nhất định nhằm biến chúng thành kĩ năng, kĩ xảo, thói quen cần thiết.