Tăng cường kiểm tra, đánh giá; khuyến khích HS tự kiểm tra, tự

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 92 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá; khuyến khích HS tự kiểm tra, tự

giá về công tác giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng

a. Mục đích:

Phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực trong đạo đức, đạo đức nghề nghiệp của HS; hình thành ở HS khả năng, ý chí tự kiểm tra, tự đánh giá; đề xuất các biên pháp GDĐĐNN, góp phần GDĐĐNN cho HS luật.

b. Nội dung:

Việc kiểm tra, đánh giá tình hình rèn luyện ĐĐNN của HS có ý nghĩa lớn vì nó giúp các LLGD thu được các thông tin phản hồi về nhiều vấn đề trong đó có ĐĐNN của HS, để từ đó có các biện pháp giáo dục hợp lý và hiệu quả hơn. Việc kiểm tra, đánh giá có tác dụng ngăn chặn từ xa đối với những hành vi đi ngược chuẩn mực đạo đức xã hội và ĐĐNN. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng

87

các tiêu chí cụ thể để kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính khách quan; chính xác, công bằng và toàn diện. Việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá về học lực đã khó nhưng đối với việc rèn luyện ĐĐNN còn khó hơn rất nhiều. Bản thân mỗi HS phải là một chủ thể tự giác, tích cực. Họ phải tự kiểm tra, đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của bản thân, tự đối chiếu với các chuẩn mực ĐĐNN và phải tự xếp loại cho mình. Từ đó, họ mới thực sự tự giác rèn luyện và phấn đấu.

Trong nền KTTT, việc kiểm tra, đánh giá HS luật càng có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt, cần chú ý kiểm tra hành vi, lối sống, việc làm thêm, các quan hệ xã hội; nơi ở của HS. Việc kiểm tra, đánh giá sẽ giúp các LLGD phát hiện, xử lý và phòng ngừa những tiêu cực trong đạo đức của HS (Kiểm tiền bất hợp pháp, vi phạm pháp luật, mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè...).

c. Cách thức tổ chức:

+ Bước 1: Xác định mục đích kiểm tra

+ Bước 2: Nghiên cứu mục tiêu giáo dục về nội dung giáo dục để quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra phù hợp (vấn đáp, viết, trắc nghiệm khách quan, thực hành)

+ Bước 3: Tổ chức kiểm tra một cách nghiêm túc + Bước 4: Đánh giá kết quả kiểm ưa

+ Bước 5: Rút kinh nghiệm sau kiểm tra, khuyến khích sv tự kiểm tra, đánh giá.

d. Những chú ý khi thực hiện:

+ Kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện

Việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, có kế hoạch khoa học và hợp lý

+ Tuyệt đối tránh bệnh hình thức, đối phó, chiếu lệ; phát huy tinh thần tự giác, chủ động của HS luật; biến quá trình kiểm tra đánh giá của các LLGD thành hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của HS luật.

88

+ Cần có sự tham gia và phối họp của nhiều LLGD, giúp cho hoạt động này phản ánh đúng thực trạng vấn đề cần kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp luật thái nguyên (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)