8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt
lạc bộ cho học sinh
a. Nội dung
Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ cho học sinh nhằm tạo bầu không khí giao lưu về đạo đức nghề nghiệp giữa các học sinh với nhau, giữa LLGD và học sinh, giúp HS, LLGD hiểu và có kiến thức thực tế về nghề nghiệp.
Nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, tự lập, tự chủ của HS vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc giáo dục. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang đòi hỏi phải đào tạo cho được một thế hệ yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức trách nhiệm công dân cao… thì việc phát huy tính năng động sáng tạo trong học tập, rèn luyện ở HS là một nguyên tắc cần được quán triệt trong mọi hoạt động. Song cần nhớ rằng vai trò điều khiển, tổ chức giáo dục lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
b. Nội dung
Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, diễn đàn là yêu cầu tất yếu của tuổi trẻ, giúp HS nâng cao khả năng hiểu biết trong việc tiếp thu các môn học trên lớp.
c. Cách thức thực hiện
Cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi hiểu biết về văn hoá xã hội, tham gia lễ hội truyền thống của trường, của địa phương, hoạt động giao lưu văn hoá giữa các trường giúp HS có vốn sống thực tế, góp phần hình thành niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức, hơn thế nữa là tình cảm đạo đức nghề nghiệp. Các hoạt động này giúp HS mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tạo điều kiện thuận lợi để HS giao tiếp, hình thành những phẩm chất đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, có năng lực hoà nhập vào cộng đồng xã hội sau này. Đây cũng là dạng hoạt động
86
có tính chất sôi nổi như một sân chơi giải trí của HS, khi tham gia hoạt động này, các em được tự do đóng góp ý kiến tranh luận, thảo luận dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhà trường cần chú ý tổ chức các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cho HS.
d. Điều kiện thực hiện
Bên cạnh đó tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, cũng như đa dạng hoá các loại hình hoạt động nhằm thu hút đông đảo HS tham gia. Về phía HS cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của tuổi trẻ để các hoạt động diễn ra thành công.
Cần đấu tranh chống tư tưởng khoán trắng, thả nổi để HS tự do hoạt động theo sở thích, hứng thú riêng của các cá nhân, vì khi đó chúng ta đánh mất vai trò của giáo dục.
Tổ chức tự quản của tập thể HS, xây dựng tập thể HS như lớp học, trường học, tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp HS thành môi trường giáo dục là một yêu cầu, một nguyên tắc giáo dục của nhà trường, có như vậy mới rèn luyện được đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cho các em.