Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
1.4. Nội dung và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong các trường trung cấp chuyên nghiệp
1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong các trường trung cấp chuyên nghiệp
a. Quản lý con đường, hình thức tổ chức và các phương tiện giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh
- Việc GDĐĐNN cho học sinh có thể tiến hành bằng nhiều con đường và hình thức khác nhau như:
+ Thông qua con đường dạy học, đặc biệt là thông qua các môn học cơ bản và môn chuyên ngành. Những kiến thức trong các môn học này có liên quan đến giá trị, thái độ và cách cư xử, hành vi đạo đức trong xã hội. Với nội dung và tính chất của nó, dạy học luôn được xem là con đường hợp lý, thuận lợi nhất, giúp cho con người học với tư cách là chủ thể nhận thức, có thể lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển thành phẩm chất
34
và năng lực trí tuệ của bản thân. Thông qua các hoạt động học tập, chất lượng học tập ngày càng được nâng cao, học sinh không những tiếp thu các hệ thống giá trị mà còn góp phần sáng tạo ra các giá trị mới.
+ Thông qua các hoạt động tập thể: Như sinh hoạt lớp, đoàn, hội học sinh. Qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lễ hội, thể dục thể thao, quân sự...
Học sinh nâng cao tính tập thể, tinh thần trách nhiệm, tạo nên nếp sống vui tưoi, sôi nổi không khí đoàn kết, thân ái. Đồng thời thông qua các hoạt động này để uốn nắn các lệch lạc của mỗi cá nhân, giúp mỗi người hiểu và chấp hành đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân, biết giới hạn và thoả mãn nhu cầu chính đáng của bản thân.
+ Thông qua các hoạt động xã hội: Đây là những hoạt động giúp học sinh mở rộng quan hệ với người khác, giúp học sinh hiểu được những chuẩn mực xã hội, thích nghi với chuẩn mực ấy và chuyển chúng thành những giá trị thành những giá trị của bản thân mình. Thông qua các hoạt động xã hội, học sinh còn mở rộng kiến thức về con người, về xã hội; kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá với mọi người ngày càng đa dạng, càng sâu sắc và nhuần nhuyễn hơn, bộ mặt văn hoá đạo đức của con người càng hoàn thiện hơn. Các hoạt động xã hội học sinh có thể tham gia như các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động tuyên truyền về dân số, môi trường, phòng chống AIDS, lao động cộng sản...
+ Thông qua các hoạt động thực tập, thực tế, hoạt động ngoại khoá, tham quan du lịch: Thông qua con đường này giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, từ đó có thái độ lao động đúng đắn. Các hoạt động này còn giúp cho học sinh rèn luyện các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tình yêu quê hương đất nước...
Con đường tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự hoàn thiện đạo đức nhân cách của học sinh, đặc biệt học sinh nghề là yếu tố quyết định trực tiếp đến trình độ đạo đức nghề nghiệp của mỗi học sinh. Sự hình thành và phát triển đạo đức,
35
đạo đức nghề nghiệp của mỗi cá nhân là một quá trình lâu dài và phức tạp.
Trong quá trình đó, các tác động bên ngoài và những động lực bên trong thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của mỗi con người. Lứa tuổi học sinh, việc tự tu dưỡng, tự rèn luyện hết sức quan trọng. Đây là lứa tuổi các em gần như đã sống tự lập, việc quản lý của cha, mẹ và giáo viên hầu như rất ít. Việc học sinh tự giác, tích cực rèn luyện có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thiện nhân cách của các em. Nhà trường cần tạo cơ hội và điều kiện cho các em tự tu dưỡng và rèn luyện nhân cách của mình.
Như vậy, sự hình thành đạo đức của học sinh do ảnh hưởng của tác động bên ngoài mà trước hết là do tác động của giáo dục nhà trường, của tập thể, gia đình sẽ dần dần chuyển thành tự giáo dục của chủ thể học sinh trong đó tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự hoàn thiện đạo đức nhân cách là yếu tố cơ bản, có tính chất quyết định trực tiếp.
Các nhà quản lý cần nắm vững các con đường giáo dục này để quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh một cách có hiệu quả.
b. Quản lý các phương tiện giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Các phương tiện để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh hết sức đa dạng và phong phú. Việc quản lý các phương tiện này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Nếu quản lý tốt, các phương tiện sẽ có tác dụng tích cực trong việc hình thành các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp cho học sinh nghề. Nếu quản lý không tốt, các phương tiện sẽ trở nên vô tác dụng, thậm chí phản tác dụng, gây lãng phí trong giáo dục.
- Phương tiện đầu tiên cần quản lý đó là các loại sách báo, tạp chí. Sách báo tạp chí có tác dụng rất lớn trong việc hình thành tri thức về các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho học sinh nghề. Những sách tốt, có giá trị còn giúp học sinh nghề định hướng giá trị, nâng cao trình độ, tầm hiểu biết... Tuy vậy nếu không quản lý lốt, các loại sách độc hại sẽ xâm nhập vào nhà trường sẽ làm hoen ố nhân cách học sinh, tạo cho các em những định hướng giá trị sai lệch.
36
- Phương tiện cần quản lý thứ hai trong nhà trường là các loại phim ảnh, mạng internet. Phim ảnh, các thông tin trên mạng có nhiều giá trị đối với học sinh trong đó có giá trị giáo dục. Nhưng những phim ảnh đồi truỵ, cổ vũ lối sống bê tha, những thông tin chui lủi, không chính thức trên mạng lại là những thứ "ma tuý" đầu độc đầu óc học sinh.
Các nhà quản lý trong nhà trường cần quan tâm đến các phương tiện này và có biện pháp quản lý hữu hiệu để phát huy tính ưu việt của các phương tiện hiện đại này phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và hạn chế những mặt trái của nó.
Ngoài ra còn nhiều phương tiện khác như tranh ảnh, băng hình, băng tiếng, âm nhạc, hội hoạ… đều có tác dụng giáo dục rất tốt, nhưng phải quản lý chặt chẽ để tránh các loại văn hoá độc hại xâm nhập vào nhà trường làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.
c. Quản lý hồ sơ giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh
Hồ sơ của học sinh ghi lại quá trình rèn luyện và phấn đấu của các em.
Hồ sơ giúp cho các nhà giáo dục và các nhà quản lý giáo dục đánh giá một cách có hệ thống sự phát triển nhân cách của học sinh. Trong công tác giáo dục, việc nghiên cứu hồ sơ học sinh là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua việc nghiên cứu để nhà giáo dục đưa ra những quyết định giáo dục, dự đoán các chiều hướng có thể xảy ra... Nếu không có hồ sơ, việc tiến hành giáo dục sẽ gặp khó khăn, nhà giáo dục khó tiên lượng được các chiều hướng phát triển của đối tượng. Tuy vậy, nhà giáo dục nghiên cứu hồ sơ là để biết thông tin chứ không phải để xoi mói, định kiến.
Hồ sơ có vai trò quan trọng như vậy, nên trong công tác quản lý hồ sơ cần hết sức cẩn thận, hết sức khoa học, chính xác, tránh tình trạng lẫn lộn, thất lạc hoặc nhầm lẫn.
d. Quản lý các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trong trường trung cấp chuyên nghiệp
- Trường trung cấp chuyên nghiệp có nhiều lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, nhưng lực lượng quan trọng nhất,
37
có ảnh hưởng tích cực nhất đến đạo đức tư cách của HS là đội ngũ các cán bộ giảng dạy của nhà trường, nhất là các thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy.
Các thầy cô trực tiếp giảng dạy của mình, qua tấm gương của chính bản thân mình để tiến hành giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Trong đội ngũ các thầy cô giáo, quan trọng hơn cả là người giáo viên chủ nhiệm lớp, người trực tiếp quản lý giáo dục nghề nghiệp cho học sinh một lớp.
- Lực lượng quan trong thứ hai là các tổ chức của học sinh như lớp, đoàn thanh niên, hội học sinh nghề. Các tổ chức này thông qua quy chế hoạt động, chế độ sinh hoạt, thông qua các nội quy, quy định của mình... để tiến hành giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Các tổ chức học sinh có điều kiện thuận lợi là cùng ăn, cùng học, hiểu biết thông cảm với nhau, do đó dễ bảo ban nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
1.4.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong các trường trung cấp chuyên nghiệp
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp là các việc làm, các tác động cụ thể của chủ thể quản lý lên các khách thể quản lý nhằm làm cho hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp đạt được mục đích đã đề ra một cách hiệu quả nhất.
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp có thể là:
- Tăng cường sự lãnh đạo của nhà trường trong việc GDĐĐNN cho HS.
- Phát huy vai trò của tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác GDĐĐNN cho HS.
- Lồng ghép nội dung GDĐĐNN cho HS với nội dung các môn văn hoá.
- Xây dựng nhà trường thành môi trường GDĐĐNN lành mạnh .
- Tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế trong sinh hoạt, học tập để rèn luyện đạo đức, đạo đức nghề nghiệp cho học sinh.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ cho học sinh.
38
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá; khuyến khích HS tự kiểm tra, tự đánh giá về công tác giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng.
- Xõy dựng và thực hiện quy chế khen thưởng và trỏch phạt rừ ràng, hợp lý.
- Bổ sung nội dung, phương pháp trong cách quản lý hoạt động GDĐĐNN cho học sinh bằng cách đẩy mạnh giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức, hướng dẫn với động viên, kiểm tra, giám sát việc làm theo tấm gương ĐĐ Hồ Chí Minh trong các LLGD và hs.
Như vậy, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp là các cách thức tác động cụ thể của các nhà quản lý vào hệ thống bộ máy giáo dục, đặc biệt là các bộ phận phụ trách giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh nhằm là cho quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp đạt hiệu quả tối ưu.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề